3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo

Admin

Sau ba năm, chỉ có 23/63 tỉnh thành thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường đại học sư phạm.

3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo - Ảnh 1.

Sinh viên phân hiệu Long An của Trường đại học Sư phạm TP.HCM - Ảnh: N.T.

Nghị định 116/2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn mỏi mòn chờ hỗ trợ sinh hoạt phíMức lương quá thấp nên khó thu hút người vào ngành sư phạm?

Lý giải nguyên nhân việc ít địa phương đặt hàng đào tạo giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng do sự phát triển không đồng đều, điều kiện nguồn lực, cân đối thu - chi ngân sách giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ đấu thầu đào tạo giáo viên.

Trong khi đó, các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên không thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ giáo viên xin về làm việc.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu ra một số khó khăn, vướng mắc trong việc phân bổ giao kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm. Hằng năm (năm 2021, 2022, 2023), Bộ Tài chính chỉ giao dự toán khoảng 54% so với nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm thường chậm và phải xin bổ sung so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.

Bên cạnh đó, nghị định 116 giao cho UBND cấp tỉnh là cơ quan hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nhưng địa phương không phải là đơn vị cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Hơn nữa, các địa phương không chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.

Ngành sư phạm thu hút thí sinh giỏi

Bên cạnh những khó khăn, vướng mắc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đánh giá nghị định 116 đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Đáng chú ý là số lượng thí sinh quan tâm tới các ngành đào tạo giáo viên tăng lên. Tỉ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển, điểm trúng tuyển và tỉ lệ thí sinh nhập học các ngành sư phạm tăng mạnh tương quan với các ngành, lĩnh vực đào tạo khác.

Như vậy nghị định 116 đã có tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên, là tiền đề để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

3 năm qua, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo - Ảnh 2.Học đến năm 2, sinh viên sư phạm chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí

Nhiều phụ huynh, sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn phản ánh việc chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí, dù đã học năm thứ 2.