Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam

Admin

Hãng Clarivate vừa công bố danh sách thường niên các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều, Highly Cited Researchers (HCR) năm 2024, trong đó lần đầu tiên không có người nào từ Việt Nam.

Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam - Ảnh 1.

Báo cáo nghiên cứu toàn cầu của Clarivate mang tên “Liêm chính nghiên cứu: Hiểu biết về trách nhiệm chung của chúng ta đối với một hệ sinh thái học thuật bền vững”, kêu gọi tất cả các bên liên quan đến hoạt động khoa học cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc đảm bảo liêm chính nghiên cứu - Ảnh chụp màn hình

Danh sách HCR, xuất hiện lần đầu tiên năm 2014, bao gồm các Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam - Ảnh 2.Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam - Ảnh 3.Các tác giả 'siêu năng suất' bài báo quốc tế bị nghi ngờ: Những người Việt nào bị điểm tên?ĐỌC NGAY

Các chuyên gia phân tích của Clarivate đã áp dụng nhiều công cụ sàng lọc bổ sung nhằm phát hiện và điều tra hành vi xuất bản và trích dẫn bất thường. Nhờ sự nâng cao và thắt chặt tiêu chuẩn liêm chính, hàng trăm đến hàng ngàn ứng viên đã không vượt qua được vòng sàng lọc.

Cụ thể, số ứng viên bị loại khỏi danh sách HCR do quan ngại về liêm chính đã tăng vọt từ khoảng 300 người năm 2021 lên 500 vào năm 2022, rồi gấp đôi lên 1.000 trong năm 2023, và tiếp tục gấp đôi năm nay, tới hơn 2.000 người bị loại.

Với 6.600 nhà nghiên cứu trong danh sách HCR 2024, số người bị loại vượt mốc hơn 2.000 là cực kỳ choáng váng, bởi điều này đồng nghĩa với việc cứ 3 người được chọn vào danh sách thì có 1 người bị loại vì quan ngại liêm chính. Theo Clarivate, thực tế này nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm phương pháp đánh giá định tính hiệu quả bên cạnh phân tích định lượng công bố khoa học.

Ngăn chặn gian lận địa chỉ

Trước khi công bố danh sách HCR, Clarivate đề nghị các ứng viên xác nhận địa chỉ làm việc để đảm bảo dữ liệu chính xác và cập nhật. Tuy nhiên, nhiều ứng viên sẵn sàng khai man địa chỉ khi những đơn vị cần thăng tiến trong các bảng xếp hạng trả tiền cho họ để xuất hiện trong danh sách HCR.

Trong danh sách năm nay, Clarivate áp dụng những tiêu chuẩn rõ ràng hơn về địa chỉ làm việc chính. Cụ thể, đó là nơi mà nhà nghiên cứu thực sự làm việc và thực hiện phần lớn các công trình, cũng là nơi mà nhà nghiên cứu có biên chế hoặc hợp đồng làm việc dài hạn.

Các địa chỉ nơi nhà nghiên cứu làm việc, có hợp đồng hoặc được bổ nhiệm chức danh theo diện danh dự hoặc ngắn hạn không được tính. Khi cần thiết, Clarivate đề nghị các đơn vị xác nhận địa chỉ làm việc của nhà nghiên cứu.

Việc này củng cố cam kết của Clarivate trong việc duy trì sự minh bạch và đáng tin cậy của địa chỉ gắn với mỗi nhà nghiên cứu trong danh sách HCR, đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng của các đơn vị trong những bảng xếp hạng sử dụng danh sách này làm tiêu chí đánh giá.

Clarivate cũng kêu gọi cộng đồng cùng bảo vệ liêm chính khoa học thông qua hoạt động bình duyệt chặt chẽ và tuân thủ các thực hành khác đã được quốc tế công nhận nhằm duy trì sự liêm chính của hoạt động nghiên cứu và công bố khoa học. Đồng thời, hãng này sẽ tiếp tục cải tiến phương pháp để tăng cường độ tin cậy và liêm chính của danh sách HCR trong những năm tiếp theo.

Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam - Ảnh 4.Bảng xếp hạng 'nhà khoa học hàng đầu thế giới': Quá bát nháo

Điều tra độc quyền của Tuổi Trẻ phát hiện trong bảng xếp hạng 'nhà khoa học hàng đầu thế giới' của Research.com, nhiều người có bài báo khoa học bị gỡ, tên ông A nhưng hình ông B, nam biến thành nữ...