Kích thích vùng phản xạ hệ bạch huyết ở chân tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể

Admin

Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Muốn có sức khỏe tốt chúng ta có thể tự "hỗ trợ và bảo vệ" cơ thể bằng cách bấm vùng phản xạ hạch bạch huyết để phòng và chữa bệnh.

Kích thích vùng phản xạ hệ bạch huyết ở chân tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh - Ảnh 1.

Xoa bóp kích thích hệ bạch huyết ở chân có tác dụng phòng và chữa trị nhiều bệnh - Ảnh minh họa

Hệ bạch huyết nâng cao miễn dịch, chống nhiễm bệnh

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết thiên nhiên phú cho cơ thể con người nhiều khả năng phi thường, giúp con người có thể sống và tồn tại dù có rất nhiều mầm bệnh luôn vây quanh.

Nhiều khi chúng ta bị bệnh, chưa kịp uống thuốc hoặc chưa có điều kiện uống thuốc nhưng sau này thấy đỡ. Khả năng kỳ diệu đó nằm trong hệ

Khu phản xạ hạch bạch huyết thân trên ở chân - Ảnh minh họa

Kiên trì xoa chân cơ thể khỏe mạnh

Lương y Hoàng Duy Tân nhấn mạnh, mỗi ngày chúng ta hãy bỏ ra chút thời gian rảnh, kiên trì xoa các khu phản xạ (phản chiếu) hệ bạch huyết trong cơ thể ở chân để có một sức khỏe tốt hơn.

- Khu phản xạ hệ bạch huyết thân trên: Vị trí có hai điểm gồm điểm 1: Mặt trên bàn chân, giữa đường nối mắt cá chân trong và ngoài (tương đương vị trí huyệt giải khê, kinh vị, theo châm cứu);

Điểm 2: Chỗ lõm dưới và trước mắt cá ngoài mỗi chân, nghiêng bàn chân vào trong để tìm, (tương đương vị trí huyệt khâu khư, kinh đởm, theo châm cứu).

Tác dụng: Trấn thống tiêu viêm các bệnh có liên quan đến phần trên cơ thể, tăng tuần hoàn máu ở vùng trên cơ thể (đầu - cổ - ngực - hai tay), tăng miễn dịch toàn thân.

Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh. Cũng có thể dùng hai bàn tay xoa qua lại trên mu bàn chân.

Khu phản xạ hệ bạch huyết vùng đầu, cổ: Vị trí ở gốc các xương ngón chân (2 chân) theo hình chữ u.

Tác dụng: Trị đau đầu, váng đầu, đau răng, các bệnh về mắt, tai, mũi, lưỡi, xoang miệng, bệnh về đốt sống cổ, sưng hạch limpha cổ, sưng tuyến giáp và sức đề kháng kém.

Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.

Khu phản xạ hệ bạch huyết vùng bụng: Vị trí ở trước xương mắt cá trong 2 chân, hơi nhích về phía trước, trong chỗ lõm tạo nên bởi gân cơ cẳng chân sau sát khe khớp sên - thuyền (tương đương vị trí huyệt thương khâu, kinh tỳ theo châm cứu).

Tác dụng: Hỗ trợ trị các chứng viêm, sốt, chi dưới phù, sưng mắt cá chân, sưng nang, u cơ, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm tổ chức ống.

Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.

Kích thích vùng phản xạ hệ bạch huyết ở chân tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể  - Ảnh 3.

Khu phản xạ hệ bạch huyết vùng ngực - Ảnh minh họa

Khu phản xạ hệ bạch huyết vùng ngực: Vị trí ở khe giữa xương bàn chân 1 và 2.

Tác dụng: Hỗ trợ trị viêm sốt, sưng nang, ung thư, u cơ, viêm tuyến sữa, sưng vú hoặc ngực, đau ngực và suy giảm khả năng miễn dịch.

Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.

Lưu ý thực hiện: Với 4 vùng phản chiếu hệ bạch huyết trên, vùng phản chiếu hệ bạch huyết thân trên và vùng đầu cổ thường được chú trọng hơn.

Để phòng bệnh: Sáng sớm thức dậy, day các vùng phản chiếu hạch bạch huyết thân trên và vùng đầu cổ. Mỗi vùng day khoảng 30 cái.

Để hỗ trợ trị bệnh: Day ấn cả 4 vùng phản chiếu hệ bạch huyết. Dùng ngón tay cái dò ấn vào vùng huyệt, thấy chỗ nào đau nhất, đó chính là vùng cần thực hiện. Day mỗi vùng 30 cái, làm ngày 2 lần, sáng và tối.

Phương pháp này dễ thực hiện, có thể tự mình thực hiện cho bản thân mình, để giúp cơ thể khỏe đẹp, "lướt qua, chống trả" và sống chung với bệnh tật khi chưa có thuốc đặc hiệu để trị.

Kích thích vùng phản xạ hệ bạch huyết ở chân tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể  - Ảnh 4.Vì sao huyết áp thấp cũng bị đột quỵ, tổn thương não, chữa bằng bấm huyệt ra sao?

Mọi người thường nghĩ huyết áp cao mới gây đột quỵ nhưng thực tế huyết áp thấp cũng gây tai biến mạch máu não, trong đó 30% là nhồi máu não... Đặc biệt, huyết áp thấp còn gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, làm tổn thương não và thần kinh.