Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bệnh nhân có tiền sử Ung thư tuyến giáp, uống thuốc lâu dài
Người phụ nữ đi cấp cứu vì uống củ ráy chữa ung thư
Nghe có người mách uống củ ráy tốt cho người bệnh ung thư, bà L. (61 tuổi, Phú Thọ) làm theo và phải nhập viện trong tình trạng khó nói, khó thở, họng phù nề.
Rất may bệnh nhân bị kích ứng nhẹ nên sau ba ngày điều trị đã khỏi bệnh ra viện. Một số trường hợp nặng có thể gây phù nề thanh quản, ngừng hô hấp và tử vong", bác sĩ Mến thông tin.
Cũng theo bác sĩ Mến, ở một số nước châu Á, củ ráy được sử dụng để chữa một số bệnh như trĩ, viêm khớp dạng thấp, đau răng…
Tuy nhiên, tại Việt Nam củ ráy ít khi được các bác sĩ y học cổ truyền dùng làm thuốc vì trong tự nhiên có nhiều vị thuốc thay thế an toàn và hiệu quả cao hơn.
"Đối với bệnh nhân ung thư nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa ung bướu, không tự ý sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chưa được khoa học chứng minh để tránh gặp phải những biến chứng không đáng có", bác sĩ Mến khuyến cáo.
Tầm soát ung thư tuyến giáp 1 năm/lần
Theo PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Bệnh viện K, ung thư tuyến giáp đứng thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam, với hơn 5.400 ca mắc mới.
Bác sĩ Tùng khuyến cáo người chưa có dấu hiệu của bệnh thì vẫn nên đi khám tầm soát ung thư tuyến giáp một năm một lần.
"Nhiều trường hợp đã chẩn đoán được bệnh, nhưng bệnh nhân lại không đến các cơ sở y tế mà tự ý ở nhà, sử dụng đắp thuốc lá hay đắp thuốc nam hoặc sử dụng các phương pháp khác.
Điều này dẫn đến khi bệnh nhân đến bệnh viện khám thì đã quá giai đoạn điều trị triệt căn. Do đó người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị để hạt hiệu quả cao nhất, đỡ tốn kém về chi phí", bác sĩ Tùng khuyến cáo.