Đồng bằng sông Cửu Long: 15.000 doanh nghiệp thành lập mới thì có 14.800 doanh nghiệp ‘khai tử’

Đồng bằng sông Cửu Long đang có nhiều lợi thế nhưng vì sao vốn đầu tư đổ vào vùng này thấp, vì sao số doanh nghiệp thành lập mới không hơn số doanh nghiệp bị 'khai tử'?

Đồng bằng sông Cửu Long: 15.000 doanh nghiệp thành lập mới thì có 14.800 doanh nghiệp ‘khai tử’ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Phương Lam - giám đốc VCCI khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - chia sẻ một số thông tin về thu hút đầu tư tại vùng trong những năm qua - Ảnh: CHÍ QUỐC

Chiều 20-9, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vùng

Ông Trần Văn Tươi - phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An - chia sẻ kinh nghiệm thu hút đầu tư của tỉnh - Ảnh: CHÍ QUỐC

Về số doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, trong khi Đông Nam Bộ là 17,5 doanh nghiệp, Đồng bằng sông Hồng là 10,5 doanh nghiệp, Duyên hải miền Trung nơi chỉ có cát trắng, thiếu điều kiện cũng có 5 doanh nghiệp, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 3,2 doanh nghiệp.

Xúc tiến đầu tư bằng "chăm sóc khách hàng" tại chỗ

Tại tọa đàm, ông Trần Văn Tươi, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An - địa phương thu hút đầu tư tốt nhất Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, đã chia sẻ cách làm của tỉnh để có nhiều dự án đầu tư và gợi mở giải pháp thu hút đầu tư cho cả vùng.

Ông Tươi cho biết ngoài việc đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư, việc xúc tiến qua "chăm sóc khách hàng" là nhà đầu tư tại chỗ rất quan trọng. 

Ông dẫn chứng như một số nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tại chỗ được "chăm sóc" rất tốt thì những doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc khác đến thăm, hỏi về môi trường đầu tư ở Long An thì chính những doanh nghiệp tại chỗ này là kênh xúc tiến rất hiệu quả.

Ngoài ra theo ông Tươi, việc địa phương đầu tư hạ tầng kết nối với hạ tầng quốc gia mới chỉ là điều kiện cần. Ông cho rằng ngoài việc xúc tiến đầu tư hiệu quả, việc luôn đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp là điều rất quan trọng.

Đồng bằng sông Cửu Long: 15.000 doanh nghiệp thành lập mới thì có 14.800 doanh nghiệp ‘khai tử’ - Ảnh 3.

Ông Phạm Duy Tín cho rằng cần tạo "luồng xanh" cho doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Phạm Duy Tín, trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, cho biết đa số các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay là đất sạch, cho thuê lại nên đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn. 

"Hiện nay doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu kinh tế thì vấn đề giảm thuế, miễn thuế họ không còn mặn như xưa nữa, mà cái họ cần nhất là thủ tục hành chính phải thông thoáng, nhanh.

Tôi đề nghị có "luồng xanh" trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Đối với các doanh nghiệp thu hút đầu tư như lĩnh vực chip bán dẫn, công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao thì nên miễn cấp giấy phép ĐTM, phòng cháy chữa cháy và giấy phép xây dựng bởi đã có của toàn khu. 

Làm 3 thủ tục này khi đã có đất sạch rồi cũng mất gần hai năm. Khi đó thay vì xin - cho thì hướng dẫn nhà đầu tư và dựa vào cam kết chấp hành pháp luật của nhà đầu tư. Mà hướng dẫn thì có cơ chế giám sát, để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư", ông Tín gợi ý.

Đồng bằng sông Cửu Long: 15.000 doanh nghiệp thành lập mới thì có 14.800 doanh nghiệp ‘khai tử’ - Ảnh 4.Đại học Cần Thơ sẽ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Đồng bằng sông Cửu Long

Năm học 2024-2025, Trường đại học Cần Thơ triển khai đề án nâng cấp trường thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học của TP Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/dong-bang-song-cuu-long-15000-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-thi-co-14800-doanh-nghiep-khai-tu-a125726.html