Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất gì khi đối thoại với Thủ tướng?

TPO - Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước diễn ra ngày 21/9, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp ý kiến, đề xuất để phát triển đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp lớn tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc.

Thứ nhất, về đào tạo, đại diện Tập đoàn VinGroup đề xuất Chính phủ đẩy mạnh đào tạo và phổ cập tiếng Anh, không chỉ ở các trường công lập mà còn đào tạo cho toàn dân, để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu.

Ông Vượng khẳng định, VinGroup và các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia tài trợ cho giáo viên tăng cường lên vùng sâu, vùng xa. “Nếu chúng ta đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu, vùng xa đến các thành thị thì giống như chúng ta tạo "cần câu cơm" tốt hơn cho trẻ ở những vùng khó khăn, góp phần phát triển các vùng này trong tương lai”, ông Vượng nói.

Thứ hai, ông Vượng đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hoặc mở rộng hạn ngạch về đầu tư đào tạo sinh viên của khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn… Theo đó, cùng với thời gian, chúng ta sẽ tạo ra một lượng lớn lao động trong ngành này.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất gì khi đối thoại với Thủ tướng? ảnh 2

Ông Phạm Nhật Vượng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc.

Về vấn đề an sinh, trọng tâm là

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải.

Về công nghiệp hỗ trợ, ông Trần Bá Dương cho biết, để đầu tư lĩnh vực này, đòi hỏi về sản lượng lớn và rất nhiều về công nghệ. Theo ông, công nghiệp hỗ trợ hiện đã có trong rất nhiều ngành nghề, và Trường Hải may mắn "đi sớm" vào lĩnh vực cơ khí.

“Chúng tôi đang triển khai tiếp khu công nghiệp sản xuất về cơ khí công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Bởi hiện nay, các dự án FDI đưa sang Việt Nam lắp ráp và chuyển về rất nhiều, trong số đó, chúng ta sản xuất từ 35-40% các chi tiết linh kiện, phụ tùng…", ông Trần Bá Dương thông tin.

Từ đó, đại diện Tập đoàn Trường Hải kiến nghị Chính phủ quan tâm đến công nghiệp phụ trợ. “Hiện nay, lĩnh vực cơ khí có tính về đời sống, lao động giản đơn, phù hợp với một lượng lớn lao động ở Việt Nam. Do đó, đây cũng là cơ hội phát triển công nghiệp nền tảng ở Việt Nam cũng như xuất khẩu”, ông Dương nói.

Đối với nông nghiệp, ông Trần Bá Dương đề xuất, khu vực như Tây Nguyên có thể chuyển đổi theo hình thức vừa rừng vừa chăn nuôi, thậm chí có một số chuyển đổi nông nghiệp để có những khu liên hợp vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi. Theo ông, đây là hướng phát triển rất tốt ở Việt Nam. “Điển hình, thời gian vừa rồi, người dân trồng sầu riêng rất tốt và đã xuất khẩu được loại quả này”, ông Trần Bá Dương nói.

Thách thức và cơ hội của công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam
Triển khai dạy bổ trợ tiếng Anh miễn phí cho trên 3.600 học sinh tiểu học của huyện Mù Cang Chải
Hà Nội thông qua đề án phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt điện
Hà Nội thông qua đề án phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt điện

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/ty-phu-pham-nhat-vuong-de-xuat-gi-khi-doi-thoai-voi-thu-tuong-a126030.html