Tôi và một số hộ dân có nhà ở đã cũ (xây dựng đã lâu) nay lại nằm trong
Luật gia Phạm Văn Chung
"Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng.
Người sử dụng đất phải ký cam kết với UBND cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng.
Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, UBND cấp xã và cơ quan quản lý tuyến đường kiểm kê đất, tài sản trên đất để có cơ sở đền bù hoặc thống nhất phương án sửa chữa".
Như vậy, theo quy định trên, nếu gia đình ông và các hộ dân có nhu cầu sửa chữa nhà, công trình phụ trong hành lang an toàn đường bộ thì phải liên hệ với UBND cấp xã và cơ quan quản lý tuyến đường để thống nhất phương án sửa chữa theo quy định.
Trường hợp cố tình lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, kiên quyết giải tỏa, không bồi thường theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Thông tư số 50/TT-BGTVT ngày 23/9/2015.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế... chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected]
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nha-cu-trong-hanh-lang-an-toan-duong-bo-co-duoc-sua-chua-khong-a134218.html