Du lịch Ninh Bình cán đích, đã đón gần 7,7 triệu lượt du khách

Năm 2024, ngành Du lịch Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đón 6,6 triệu lượt, khách quốc tế đón 900.000 lượt; doanh thu ước đạt 8.250 tỷ đồng...

Trong tháng 10, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều sự kiện thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan tại Ninh Bình như: Lễ hội ẩm thực du lịch Ninh Bình, Lễ hội Khinh khí cầu Tràng an - Cúc Phương,...

Ước tính số lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh này trong tháng 10 đạt hơn 386.000 lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách trong nước hơn 312.000 lượt, tăng 5,1%; khách quốc tế hơn 74.000 lượt, tăng 54,1%.

Tính chung 10 tháng năm nay, số lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ước đạt gần 7,7 triệu lượt khách, tăng 30,9% so với 10 tháng năm 2023. Trong đó, khách trong nước hơn 6,7 triệu lượt khách, tăng 21,3%; khách quốc tế 979.000 lượt, gấp 2,8 lần. Doanh thu du lịch 10 tháng năm nay của Ninh Bình ước đạt gần 7.773 tỷ đồng, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu lưu trú hơn 681 tỷ đồng, tăng 24,7%; doanh thu ăn uống hơn 3.877 tỷ đồng, tăng 38,0%.

Năm 2024, ngành Du lịch Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đón 6,6 triệu lượt, khách quốc tế đón 900.000 lượt; doanh thu ước đạt 8.250 tỷ đồng. Như vậy về mục tiêu số lượt khách du lịch trong năm nay tỉnh này đã cán đích sớm, về doanh thu du lịch tỉnh này cần đạt hơn 470 tỷ trong 2 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong tháng 10 tiếp tục ghi nhận đà phục hồi tích cực. Tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh này đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh này tháng 10 ước tính tăng 8,19% so với cùng tháng năm trước. Tính chung lại 10 tháng đầu năm 2024 chỉ số IIP toàn tỉnh Ninh Bình tăng 11,22% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khai khoáng tăng 14,51%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,86%; sản xuất và phân phối điện tăng 22,56%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,34%.

Một góc Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Một góc Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Trong 10 tháng đầu năm 2024, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Ninh Bình có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Đá các loại 3,4 triệu m3, tăng 13,8%; giày dép các loại 55,5 triệu đôi, tăng 17,4%; phân urê 0,4 triệu tấn, tăng 23,9%; phân NPK 97,6 nghìn tấn, tăng 36,7%…

Tuy nhiên một số sản phẩm lại có mức giảm sút như: Dứa đóng hộp 7,9 nghìn tấn, giảm 3,9%; thức ăn gia súc 21,7 nghìn tấn, giảm 12,9%; hàng thêu 0,7 triệu m3, giảm 56,3%; quần áo các loại 46,2 triệu cái, giảm 6,9...

Tổng số vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tháng trong 10 năm 2024 ước đạt 3.144 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng tháng năm trước. Tính chung lại, tổng vốn đầu tư thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh này ước đạt hơn 27.182 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Đối với các ngành thương mại, dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 của Ninh Bình ước đạt gần hơn 7.210 tỷ đồng, tăng 27,8% so với tháng 10/2023. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá toàn tỉnh này ước đạt trên 66.333 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tất cả 12/12 nhóm hàng hóa đều có doanh thu bán lẻ tăng, trong đó một số nhóm đạt mức tăng cao như: Lương thực, thực phẩm ước đạt 24.674,6 tỷ đồng, tăng 27,7%; hàng may mặc 3.322,5 tỷ đồng, tăng 31,4%; vật phẩm văn hóa giáo dục 419,9 tỷ đồng, tăng 51,0%; gỗ và vật liệu xây dựng 14.945,6 tỷ đồng, tăng 27,9...

Ước tính doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống trong tháng 10 của Ninh Bình đạt gần 806,8 tỷ đồng, tăng 21,0% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước đạt 3,2 tỷ đồng, giảm 52,2%; doanh thu một số ngành dịch vụ khác ước đạt 520,0 tỷ đồng, tăng 6,1%.

Lũy kế 10 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống thực hiện trên toàn tỉnh này ước đạt trên hơn 7.800 tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước đạt trên 84,5 tỷ đồng, tăng 56,7%; doanh thu một số ngành dịch vụ khác ước đạt trên hơn 5.088 tỷ đồng, tăng 11,9%.

Tiếp đến, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh Ninh Bình trong tháng 10 ước thực hiện trên 270,5 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 10 năm 2023.

Trong 10 tháng năm 2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Ninh Bình ước đạt trên 2,8 tỷ USD,  tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: Giày dép các loại ước đạt 810,1 triệu USD; camera và linh kiện 583,5 triệu USD; xi măng và clanke 483,9 triệu USD; quần áo các loại 273,8 triệu USD...

Trong 10 tháng năm nay, một số mặt hàng của Ninh Bình có mức xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ như: Hàng thêu ren 254,3 nghìn chiếc, tăng 71,0%; giày dép các loại 55,7 triệu đôi, tăng 16,5%; kính quang học 2,1 triệu chiếc, tăng 16,0%; linh kiện điện tử 134,5 triệu USD, tăng 36,4%...

Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu khác của tỉnh này lại giảm sút so với cùng kỳ như: Dứa, dưa chuột đóng hộp 7,1 nghìn tấn, giảm 16,6%; nước dứa cô đặc 1,6 nghìn tấn, giảm 15,6%; xi măng và clanke 12,1 triệu tấn, giảm 14,8%..

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 của Ninh Bình ước thực hiện 290 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng tháng năm 2023.

Tính chung lại, 10 tháng đầu năm nay tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Ninh Bình ước đạt gần hơn 2,6 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá các nhóm mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn là: Linh kiện phụ tùng ô tô các loại 796,6 triệu USD; linh kiện điện tử 705,5 triệu USD; phụ liệu sản xuất giày, dép 527,4 triệu USD; vải may mặc các loại 123,1 triệu USD; ô tô 74,4 triệu USD.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/du-lich-ninh-binh-can-dich-da-don-gan-77-trieu-luot-du-khach-a135012.html