Thủ tướng nhấn mạnh '3 thông, 4 cùng' tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

TPO - Sáng 8/11, phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cùng với 3 đột phá chiến lược, Việt Nam thực hiện “3 thông, 4 cùng” để thu hút các doanh nghiệp đến hợp tác, đầu tư. 

Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh,

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự toạ đàm. (Ảnh: TTXVN)

Kiến nghị tăng cường kết nối, vận chuyển hàng hoá

Tại tọa đàm, ông Jesse Choi - Tổng Giám đốc Tập đoàn Sunwah khu vực Đông Nam Á, cho biết, tập đoàn đã có nhiều hoạt động hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Ông mong muốn nhận sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và bộ, ngành, địa phương hai nước để triển khai hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam, nâng cao uy tín thương hiệu và giá trị trên trường quốc tế.

Ông Chu Hồng Phi - thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Chuỗi cung ứng Hawei Trùng Khánh, cho hay, giao thông giữa Việt Nam - Trung Quốc thuận lợi nhưng quy trình thông quan cần được cải thiện theo hướng đơn giản hóa. Ông Phi đề nghị Việt Nam có các chính sách hỗ trợ nông sản, tăng hợp tác công nghệ kỹ thuật, như giống chất lượng cao, phòng chống sâu bệnh, giúp nâng chất lượng nông sản, nâng cao tính đồng nhất và truy xuất nguồn gốc để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nông dân.

Ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nêu ý kiến, hệ thống đường sắt hai nước đã và đang phát huy hoạt động logistics; hiện đang tích cực đề xuất xây dựng 3 tuyến đường sắt mới, kết nối hoàn chỉnh, thuận tiện giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ Trung Quốc đi nước thứ ba.

“Trùng Khánh là một trong những nơi có trung tâm logistics đường sắt lớn ở Trung Quốc. Đây cũng đô thị với hơn 30 triệu dân, là thị trường rộng lớn cho hàng thủy sản, nông sản của Việt Nam, mặt hàng đang được vận chuyển nhiều hơn bằng đường sắt”, ông Mạnh, nói.

Tuy nhiên, theo ông Mạnh, hiện vẫn còn điểm nghẽn về hạ tầng kết nối và thiếu kho bãi. Việc kiểm dịch giữa hai nước thiếu đồng bộ, thiếu liên tục nên sản lượng, doanh thu còn thấp, thời gian dài, chi phí cao so với năng lực và kỳ vọng. Ông Mạnh kiến nghị, hai bên xem xét công nhận kết quả kiểm dịch do bên kia thực hiện giúp giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí; nghiên cứu cho áp dụng mô hình cửa khẩu thông minh tại các cửa khẩu đường sắt...

Ông Đặng Sỹ Mạnh cũng đề nghị đẩy nhanh việc xây dựng các tuyến đường sắt mới kết nối hai nước, đặc biệt là đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để có thể khởi công xây dựng vào cuối năm 2025.

Ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cho biết nông sản Việt Nam đã vào thị trường Trung Quốc nhưng tỷ lệ hao hụt lên tới 30-35% do điều kiện vận chuyển, bảo quản hạn chế; chi phí logistics chiếm 20-25% - cao hơn so với khu vực ASEAN.

Ông Sơn đề xuất phía Trung Quốc mở rộng cửa khẩu nhập khẩu hàng nông sản bằng cả đường bộ và đường biển, giúp hàng hóa Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, rút ngắn thời gian tại cửa khẩu cũng như quy trình liên quan hải quan, kiểm dịch.

Thể chế thông thoáng; hạ tầng thông suốt; quản trị thông minh

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam – Trung Quốc “núi liền núi, sông liền sông, đường liền đường, biển liền biển”, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống: “Mối tình thắm thiết Việt – Hoa / Vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Thủ tướng nhấn mạnh '3 thông, 4 cùng' tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại toạ đàm. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã có những định hướng lớn về mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Hai bên có nền tảng chính trị vững chắc, nền tảng văn hoá tương đồng, nền tảng pháp lý thuận lợi và nền tảng thị trường rộng mở, đang thực hiện xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược".

Theo Thủ tướng, trong những năm qua, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 5.000 dự án với tổng số vốn khoảng 30 tỷ USD. Thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2023 là 173 tỷ USD; trong 9 tháng năm 2024 đạt 190 tỷ USD, nhưng so với mối quan hệ thì “chưa tương xứng” và tiềm năng còn rất lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, tức là 200 thị trường, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia 17 hiệp định thương mại tự do với sự tham gia của khoảng 60 quốc gia, nghĩa là đầu tư vào Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường ra 60 nước trên thế giới. Trong đó, quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc là lớn nhất.

Thủ tướng chia sẻ tới các doanh nghiệp, Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại, kinh tế độc lập tự chủ, trong đó xác định kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều chính sách đảm bảo ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội để phát triển đất nước.

Thủ tướng nêu, Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược để tạo điều kiện cho hợp tác đầu tư. Đầu tiên là đột phá về thể chế, giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Thứ hai, đột phá về hạ tầng, cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, tạo ra không gian phát triển mới, tạo giá trị mới, tạo thuận lợi về đi lại, logistics, giảm chi phí vận chuyển, tăng tính cạnh tranh cho hàng hoá. Thứ ba là đột phá về nguồn nhân lực. Theo Thủ tướng, nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, góp phần tăng giá trị gia tăng của hàng hoá.

Cùng với 3 đột phá chiến lược, Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc “3 thông, 4 cùng” với các nhà đầu tư. 3 thông, gồm: Thể chế thông thoáng; hạ tầng thông suốt; quản trị thông minh, phục vụ. 4 cùng, gồm: Cùng lắng nghe, thấu hiểu với doanh nghiệp; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển; cùng chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào. Sự hợp tác đầu tư, theo Thủ tướng: "trên tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ; hài hoà lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước”.

Tại toạ đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu đã chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.

“Tôi rất mong doanh nghiệp hai nước đóng vai trò kết nối hai nền kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, việc doanh nghiệp hai nước đầu tư kinh doanh với nhau sẽ mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. “Chúng ta cùng nhau phát triển đất nước hùng cường, lớn mạnh”, Thủ tướng nói.

Về đề xuất của các doanh nghiệp tại tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vấn đề đơn giản hoá thủ tục thông quan, hiện nay hai nước đang triển khai

Thủ tướng đề nghị tăng cường chia sẻ thông tin liên quan đến nguồn nước sông Mê Kông
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới
Trường Phong (từ Trùng Khánh, Trung Quốc)

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/thu-tuong-nhan-manh-3-thong-4-cung-tai-toa-dam-doanh-nghiep-viet-nam-trung-quoc-a135400.html