Hội thảo khoa học Quốc gia Diễn đàn văn hóa và giáo dục mùa thu lần thứ nhất với chủ đề “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô Hà Nội - Hành trình kiến tạo và phát triển”, do Trường
TS. Đỗ Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
TS. Đỗ Hồng Cường đánh giá, diễn đàn này không chỉ là một sự kiện khoa học đơn thuần mà còn là một hành trình trở lại, một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, hết lòng vì giáo dục và mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Các đại biểu đóng góp ý kiến tâm huyết để phát triển Thủ đô. |
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - cho rằng, Hà Nội là căn cốt của lịch sử đất nước, trung tâm và đỉnh cao của các kỷ nguyên văn minh lớn Việt Nam.
Hà Nội là vùng di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) vô cùng phong phú và độc đáo. Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.435 di tích di tích đã được xếp hạng các cấp, gần 1.800 di sản văn hóa phi vật thể, 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu.
Ông cho rằng, người Hà Nội là kết tinh văn hóa dân tộc và phẩm chất riêng có của người kinh kỳ. Con người là nguồn lực lớn nhất và là lợi thế căn bản đóng vai trò quyết định tương lai phát triển. Vì thế, phát huy tối đa nhân tố con người, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại là chìa khóa của sự phát triển.
Xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Trong các mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới, văn hóa là một trong những trụ cột được đặt ở vị trí hàng đầu. Dưới góc nhìn về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, PGS.TS
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Sự thay đổi này đã tạo nên những chuyển biến tích cực của một số ngành như: du lịch văn hóa, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ,... đặc biệt, Hà Nội là thành phố sáng tạo thuộc lĩnh vực thiết kế đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCNN) vào năm 2019.
“Tuy nhiên, các ngành công nghiệp văn hóa của thành phố chưa phát huy hiệu quả các lợi thế đến từ nguồn tài nguyên tiềm năng do còn thiếu tính đột phá trong các giải pháp trọng điểm, thiếu cơ chế đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực văn hóa”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nói.
Hội thảo thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý. |
Để thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, bà Phương cho rằng, Hà Nội cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ. “Thành phố cần xây dựng các trung tâm công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, phân phối các sản phẩm văn hóa”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương đề xuất.
Bà đề xuất kích hoạt các giải pháp sáng tạo, như: thành lập Ủy ban Tư vấn sáng tạo Trung tâm công nghiệp và văn hóa sáng tạo Hà Nội, thành lập quỹ công nghiệp văn hóa Thủ đô, xây dựng Quận sáng tạo Hoàn Kiếm…
Điểm sáng giáo dục Thủ đô
70 năm qua, giáo dục của Thủ đô bứt phá ngoạn mục khi quy mô ngày càng phát triển, chất lượng ngày càng được nâng cao, thuộc tốp đầu cả nước. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội - chia sẻ về chặng đường 65 năm ra đời, phát triển của nhà trường, được nâng cấp từ cái nôi đào tạo đội ngũ giáo viên của Hà Nội với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.
GS. Phùng Hữu Phú cho rằng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trường đại học duy nhất mang tên Thủ đô. Với bề dày truyền thống 65 năm và 10 năm lên đại học, nhà trường phải dựa vào vị thế Thủ đô - nơi tập trung đông nhất các nhà khoa học của cả nước, nơi có lợi thế nhất về giáo dục của cả nước - để thu hút nhân tài, xây dựng nhà trường là điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô, của cả nước và hướng đến của khu vực và thế giới.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nhung-nguoi-yeu-van-hoa-giao-duc-cua-thu-do-hien-ke-a135492.html