"Chuẩn nhà giáo là chiếc gương để Đại biểu Thái Văn Thành. Thảo luận tại phiên họp ở tổ, đại biểu Thái Văn Thành (đoàn Nghệ An) cho rằng, quy định trên tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương và các cơ sở giáo dục trong chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo từ tuyển dụng, đánh giá, đến đào tạo nguồn nhân lực. Theo ông Thành, cơ quan quản lý giáo dục khi được chủ trì tuyển dụng, quản lý biên chế sẽ chủ động, điều động, luân chuyển, biệt phái, đáp ứng được yêu cầu, hạn chế được tình trạng thừa - thiếu cục bộ của các địa phương. Thực tế, ông Thành cho biết hiện nay đang có tình trạng huyện này thừa rất nhiều giáo viên nhưng không thể điều sang những huyện đang thiếu được, bởi ngành không được giao thẩm quyền về quản lý biên chế. Cũng theo đại biểu đoàn Nghệ An, khi ngành giáo dục không được giao nhiệm vụ quản lý biên chế, dẫn đến không thể đặt hàng đào tạo được, vì đặt hàng xong rồi ra trường không có chỉ tiêu biên chế thì sao? Việc chủ động được biên chế sẽ giúp thuận lợi trong việc thực hiện tiêu chuẩn nghề nghiệp và chuẩn nhà giáo, tạo ra hàng lang pháp lý để nâng cao chất lượng nhà giáo. “Chuẩn nhà giáo sẽ giúp mỗi người tự soi, tự sửa, tự bồi dưỡng nâng cao nghề nghiệp, nghiệp vụ để nâng cao nghiệp vụ”, ông Thành nói và cho rằng đây cũng là công cụ để cơ sở giáo dục xây dựng quy hoạch thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá và sàng lọc nhà giáo. Đang công tác trong ngành giáo dục, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (đoàn Đắk Lắk) đồng tình với quy định như dự thảo. Theo bà Xuân, nếu không quy định lại việc phân cấp tuyển dụng, sử dụng và bố trí đội ngũ cán bộ sẽ không giải quyết được tình trạng thừa - thiếu giáo viên hiện nay. Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân. Ảnh: Như Ý. Theo bà, dự án luật thiết kế theo hướng giao Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ,TB&XH chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập cũng là một điểm mới. Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên phải là trục xuyên suốt, như vậy mới phát huy được năng lực của giáo viên”, bà Xuân nói. Đề xuất ba đối tượng giáo viên được nghỉ hưu sớm Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho biết, đoàn ĐBQH của tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, với hơn 350 đại biểu tham dự, đóng góp ý kiến cho dự án luật này. Từ nguyện vọng của cử tri, bà Vân khẳng định việc xây dựng ban hành Đại biểu Trần Thị Vân. Ảnh Như Ý. Theo đại biểu đoàn Bắc Ninh, một số nước cũng đã ban hành Luật Nhà giáo, như Thái Lan, Trung Quốc, Hà Lan, Indonesia. Một số nước lại quy định chính sách nhà giáo trong luật chuyên ngành về giáo dục, hoặc bằng các hình thức khác như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Cananda… Về quy định cụ thể về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, dự thảo luật quy định, giáo viên mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định, và không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Đồng tình với quy định này, song bà Vân cũng đề nghị bổ sung thêm giáo viên tiểu học là nữ cũng được hưởng chế độ tương tự như với giáo viên mầm non kể trên. “Đây cũng là mong mỏi của rất nhiều cử tri khi tôi và các ĐBQH trong đoàn đi tiếp xúc cử tri”, bà Vân phản ánh. Có cùng quan điểm này, ngoài đối tượng là giáo viên mần non, bà Lê Thị Thanh Xuân cũng đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách nghỉ hưu sớm tương tự là giáo viên bậc tiểu học, và giáo viên dạy trẻ em khuyết tật. Theo bà Thanh, việc bổ sung ba đối tượng giáo viên được hưởng chính sách nghỉ hưu sớm như vậy là phù hợp với tính chất, đặc thù nghề nghiệp.
Link nội dung:
https://doanhnghiepvaphattrien.com/de-xuat-giao-quyen-tuyen-dung-nganh-giao-duc-a135674.html