Hợp chất này được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ mỹ phẩm đến chất làm thơm không khí, chất tẩy rửa và xà phòng, có thể gửi tín hiệu đến một vùng của não để kích hoạt sự bắt đầu của quá trình dậy thì.
Tác động của hóa chất lên não
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu xem xét tác động có thể có của các hóa chất môi trường đối với não bộ để giải thích sự gia tăng tình trạng
Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng mỹ phẩm của người lớn cho trẻ có nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm - Ảnh: D.LIỄU
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, BS Trần Văn Lưu - khoa nội tiết sinh sản, Bệnh viện Nội tiết trung ương - cho hay quá trình thăm khám tiếp nhận một số bé gái được xác định chẩn đoán dậy thì sớm.
"Có trường hợp bé mới 6 tuổi, thân hình gầy, ngực chưa phát triển nhưng lại có kinh nguyệt. Gia đình rất lo lắng và đưa trẻ đến thăm khám", BS Lưu cho biết kinh nguyệt là triệu chứng báo hiệu hoàn thiện dậy thì ở bé gái.
Với trường hợp này, bé được làm các xét nghiệm đánh giá hormone nội tiết, chụp X-quang, siêu âm vú, ổ bụng, tử cung vòi trứng tìm bất thường. Kết quả chẩn đoán không có khối u, bé dậy thì sớm có thể do yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, sữa tắm, môi trường...
Do trẻ còn rất nhỏ nên các bác sĩ đã chỉ định tiêm thuốc ức chế dậy thì, hướng dẫn người nhà áp dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp. Kết quả điều trị hiệu quả, bé chấm dứt hiện tượng kinh nguyệt, tâm lý của trẻ và gia đình cũng ổn định hơn.
Theo BS Lưu, tình trạng dậy thì sớm là sự phát triển đặc tính sinh dục trước 9 tuổi ở bé trai và trước 8 tuổi ở bé gái. Biểu hiện ở bé trai bao gồm phát triển chiều cao nhanh, mọc lông mu, phát triển mùi cơ thể, thay đổi giọng nói, tăng khối lượng cơ, tinh hoàn và dương vật phát triển nhanh… Dậy thì ở bé trai đánh dấu bằng lần xuất tinh đầu tiên.
Dấu hiệu dậy thì ở các bé gái phổ biến nhất là tuyến vú phát triển, tăng dịch tiết âm đạo. Bé gái được đánh giá hoàn thiện về dậy thì ở lần kinh nguyệt đầu tiên.
BS Bùi Phương Thảo, khoa nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết thêm vấn đề mà các bậc phụ huynh thường lo lắng nhất, đó chính là sự phát triển "vượt trội" ở tuyến vú đối với các bé gái nên hốt hoảng cho đi khám. Đối với trường hợp này, kể cả đối với trẻ có tuyến vú phát triển trước 8 tuổi nhưng khi đi khám tuổi xương vẫn bình thường, tử cung, lông mu không phát triển thì đó không được coi là dậy thì sớm.
"Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm ngày càng gia tăng, ngoài nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương gây dậy thì sớm, còn có các yếu tố khác như: môi trường, dinh dưỡng, lối sống… sẽ khiến trẻ dậy thì sớm hơn", BS Thảo chia sẻ.
Yếu tố nguy cơ từ môi trường, lối sốngTheo các chuyên gia, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về tỉ lệ trẻ dậy thì sớm, song trường hợp trẻ đến khám tại các bệnh viện tăng qua các năm.
Theo BS Lưu, ngoài các yếu tố nội khoa gây dậy thì sớm thì một số nguyên nhân từ bên ngoài cũng gây dậy thì sớm ở trẻ. Trong mỹ phẩm có những chất gây dậy thì sớm, hay khi bảo quản thực phẩm không đúng, chứa hormone gây dậy thì sớm gây hại cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần ưu tiên sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng.
"Cha mẹ tuyệt đối hạn chế sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm, sữa tắm, sơn móng tay… cho trẻ nhỏ bởi những sản phẩm cũng có thể chứa hormone hoặc kích thích hormone gây dậy thì sớm ở trẻ. Không dùng chung các sản phẩm của người lớn cho trẻ nhỏ", BS Lưu nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng cảnh báo một số yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ từ môi trường phim ảnh, sách truyện người lớn. Hoặc trẻ thừa cân béo phì sẽ thúc đẩy dậy thì sớm hơn. Vì vậy cha mẹ cần chú ý những nguy cơ này để phòng tránh cho trẻ.
BS BÙI PHƯƠNG THẢO
Mỗi tình trạng của trẻ các bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Không phải trường hợp nào cũng cần phải tiêm hormone kìm hãm dậy thì và cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc để điều trị cho trẻ.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/day-thi-som-co-lien-quan-hoa-chat-a135872.html