Cận cảnh siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ 'chết chìm' ở TPHCM
TPO - Sau nhiều năm ngừng thi công, dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TPHCM có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1 trị giá gần 10.000 tỷ đồng dần xuống cấp, cỏ cây bủa vây. Dù đã đạt trên 90% khối lượng nhưng siêu dự án vẫn "mịt mờ" ngày về đích.
Siêu dự án chống ngập của
Dự án kiểm soát triều tại TPHCM bao gồm 6 cống: Cây Khô, Mương Chuối, Phú Xuân (huyện Nhà Bè), Bến Nghé (quận 1), Tân Thuận (quận 7), Phú Định (quận 8).
Cống ngăn triều Mương Chuối (huyện Nhà Bè). Các hạng mục đã đạt 96% khối lượng nhưng đã ngừng thi công nhiều năm.
Khu vực xung quanh cống Mương Chuối cỏ cây mọc um tùm, không còn cảnh công nhân làm việc.
Cây cối mọc um tùm, nhiều hạng mục đắp chiếu đang có dấu hiệu xuống cấp.
Hệ thống nhà điều hành bỏ hoang, cây cối phủ kín lối đi tạo nên một khung cảnh hoang tàn.
Cống Phú Xuân đã lắp 2 cửa van nặng 212 tấn vào tháng 8/2020 nhưng sau đó cũng ngừng thi công.
Giữa năm 2018, chủ đầu tư thông báo tạm ngừng thi công khi đã hoàn thành khoảng 70% do chưa được chính quyền thành phố ký xác nhận khối lượng thi công hoàn thành làm cơ sở để ngân hàng tiếp tục giải ngân.
Dù các vướng mắc trên đã được xử lý nhưng sau đó dự án vẫn tiếp tục tạm dừng vì hàng loạt vướng mắc khác.
Cống Tân Thuận (quận 7) đã đạt hơn 93% khối lượng công việc nhưng cũng đắp chiếu nhiều năm.
Sau 6 năm trễ hẹn, công trình trở nên nhếch nhác, rác thải chất đống.
Cống ngăn triều Tân Thuận nằm trên kênh Tẻ, sau khi dự án hoàn thành sẽ là giải pháp kiểm soát triều từ sông Sài Gòn vào kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ và Bến Nghé, giúp người dân thoát cảnh ngập nước.
Cống Bến Nghé (quận 1) đã hoàn thành 97% khối lượng nhưng cũng phải án binh bất động.
Công trình cống ngăn triều Bến Nghé có chức năng kiểm soát triều chống ngập cho khu vực trung tâm TPHCM.
Hạng mục cống Bến Nghé được lắp cửa van nặng 434 tấn, hình vòng cung chìm 40m thay vì có các trụ pin và tháp van cao.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn I được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM. Hiện tại, toàn bộ dự án đã đạt khoảng hơn 90% khối lượng, nhưng vẫn "mịt mờ" ngày về đích.
Lộ diện nhà ga gần 11.000 tỷ đồng của sân bay Tân Sơn Nhất
11/11/2024
Cận cảnh cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè sắp hoàn thành
06/11/2024
Hiện trạng khu đất cải tạo để nối dài công viên sông Sài Gòn