Tinh giản bộ máy, 'có anh, có tôi'

Tiếp theo thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm về "chống lãng phí" được dư luận hưởng ứng, nay mọi người lại bàn luận sôi động về thông điệp tinh gọn bộ máy nhà nước.

Tinh giản bộ máy, 'có anh, có tôi' - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục nhà đất ở UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Và dòng tít "Cách xây dựng được bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả?Tinh gọn bộ máy thế nào?

Nhưng nếu anh hay tôi không làm tốt công việc mà cấp trên giao phó, đơn vị không làm tốt công tác phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp, anh hay tôi là những người đó sẽ phải nhường chỗ cho người làm việc hiệu quả hơn.

Nhìn lại, việc sắp xếp bộ máy không phải bây giờ mới được chú ý. Trong nhiều năm qua, bằng việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về việc sáp nhập đơn vị hành chính các cấp cũng đã tinh giản được một số vị trí.

Tuy nhiên đây mới chỉ là cách giảm cơ học, tức thu gọn đơn vị hành chính thì bắt buộc phải thu gọn số lượng nhân sự.

Vấn đề khó hơn lúc này là giả sử có những đơn vị hành chính không thể thu gọn nữa thì trong từng đơn vị ấy có thể thu gọn nhân sự nữa không? Câu trả lời là có, nếu số nhân sự còn lại thể hiện được chất "tinh".

Đây cũng là mong mỏi của người dân khi nghĩ về một tương lai lý tưởng: bộ máy gọn nhẹ thì giảm được khoản chi và bộ máy hiệu quả thì chính họ là người được hưởng thụ những thành quả đầu tiên qua những công việc thường ngày khi cần đến cơ quan nhà nước.

Nhắc đến hiệu quả của bộ máy phục vụ người dân, không thể nhắc đến vụ "nhiệt tình" kiểm tra hiện trạng nhà ở của các Văn phòng đăng ký đất đai dẫn đến đình trệ trong giao dịch dân sự.

Khi có viên chức đi kiểm tra thực tế thì người dân phải tiếp. Rồi sau đó là hàng loạt những đình trệ, rắc rối, tốn kém diễn ra. Cán bộ xuống nhà dân, thêm thời gian trao đổi, có khi phải đo đạc, làm lại bản vẽ, trình hồ sơ lên rồi chờ trả hồ sơ về.

Một căn nhà như thế đã mất nhiều công lao động của cán bộ nhà nước và "kết quả" không mong đợi là tốn thêm nhiều thời gian, cơ hội; bao nhiêu gia đình lỡ việc, lỡ kế hoạch cuộc sống!

Nhưng nguy hiểm hơn đó chính là việc kiểm tra sai quy định này đã hợp thức hóa những yếu kém, thậm chí tiêu cực, của những viên chức địa chính, trật tự xây dựng mà trước đó vì lý do nào đó đã "để lọt" những vi phạm trong quản lý đô thị.

Vậy là ông thiếu trách nhiệm trong công việc quản lý địa bàn vẫn "vui vẻ" mà ông đi kiểm tra cũng nhiệt tình, hồ hởi khi đi thực tế. Không thể nhìn thấy hiệu quả ở đây. Dân khổ, tốn kém. Mà dân khó thì sao nước giàu được!

Vì vậy, muốn nước giàu, bộ máy phải chuyên tâm phục vụ dân một cách tốt nhất. Dân giàu chính là thước đo bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Muốn vậy, cán bộ viên chức phải là luôn "đúng vai - thuộc bài".

Đó là làm đúng chức năng, nhiệm vụ, chức trách, đúng quyền hạn, vị trí, vai trò; không làm thay việc của người khác, không "lấn sân" sang lĩnh vực của người khác, cơ quan khác; đồng thời phải nắm vững chức năng nhiệm vụ, luật pháp, cơ chế, phải hiểu biết lĩnh vực mình được phân công...

"Anh hay tôi" - những viên chức có trách nhiệm xây dựng bộ máy tinh gọn và hiệu quả để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. "Anh và tôi" phải phấn đấu để có chỗ đứng trong bộ máy tinh gọn ấy.

Tinh giản bộ máy, 'có anh, có tôi' - Ảnh 2.Cần có cuộc cách mạng tinh giản

Chuyện tinh gọn biên chế trong các cơ quan nhà nước vốn đã được triển khai từ lâu rồi. Từ mấy chục năm trước, khi bắt đầu chuyển sang Đổi mới, chúng ta đã nghe tới "giảm biên".

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/tinh-gian-bo-may-co-anh-co-toi-a137368.html