Sáng 22-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức Ngày hội học sinh tiểu học tại Trường tiểu học Lê Văn Tám, quận 7, TP.HCM.
Nhiều loại hình trò chơi về
Học sinh thích thú với kiểu nghe lời bài hát dân ca đoán tên bài hát và cùng hát, đệm nhạc với các giáo viên trong Ngày hội học sinh tiểu học chủ đề "Em yêu tiếng Việt" - Ảnh: MỸ DUNG
Chưa hết, bên cạnh những sân chơi "chính quy" đó còn là những sân chơi đến từ gian hàng của các trường, cụm trường với những sáng tạo của giáo viên, nhà trường trong việc làm phong phú, sâu sắc thêm tiếng Việt trong lòng học sinh.
Đó là những trò chơi như đố chữ, giải mã ô chữ, điền vào chỗ trống, quay chiếc nón kỳ diệu trả lời câu hỏi, nghe lời bài hát đoán tên làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, gọi tên trò chơi, gọi tên con vật…
Với trò chơi nào, hầu như học sinh cũng đều thích thú, phấn khởi.
Em Quỳnh Lam, học sinh Trường tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM, vừa cùng các bạn thích thú đọc một cuốn báo tường ngày 20-11, vừa vui vẻ nói: "Em vui lắm vì em đọc được rất nhiều câu chữ hay. Chúng em còn giải câu đố và được phần thưởng nữa".
Cũng rất hồ hởi, em Dương Khả Hân, lớp 3/2, Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1, TP.HCM, nói: "Em chơi nhiều trò lắm nhưng rất thích trò ghép câu dân gian. Đi chơi như này thật vui, tiếng Việt thật phong phú".
Với cô giáo Bùi Thị Kim Hoàn, ngày hội "Em yêu tiếng Việt" là sân chơi cho học sinh được thỏa sức vẫy vùng trong mê trận các trò chơi được phát triển từ bộ môn tiếng Việt.
"Ngày hội còn giúp cho học sinh, giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục 2018 một cách sâu sắc hơn. Đồng thời, giáo viên cũng nắm chắc hơn về cách phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong bộ môn tiếng Việt, là một trải nghiệm quý giá cho học sinh và giáo viên", cô Hoàn nhận xét.
Ngày hội góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Theo bà Lâm Hồng Lãm Thúy, trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, mục tiêu của việc tổ chức ngày hội với chủ đề "Em yêu tiếng Việt" nhằm giúp học sinh có một sân chơi, thể hiện được năng lực tiếng Việt và cũng góp phần đổi mới phương pháp và hình thức học tập môn tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Đặc biệt, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, giáo dục cho học sinh về sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ cần được thể hiện trong văn viết mà cần thể hiện cả trong giao tiếp, trong văn nói…
Vì thế, nhà trường cần là nơi tô đậm sự trong sáng của tiếng Việt. Ngày hội góp phần bồi dưỡng cho học sinh tiểu học tình yêu, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/choi-voi-tieng-viet-hoc-sinh-muot-mo-hoi-ma-van-vui-nhu-tet-a138082.html