Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại

TPO - Rafael Nadal chính thức chia tay quần vợt, nhưng anh sẽ luôn được nhớ đến là một tay vợt vĩ đại với ý chí mãnh liệt, khát khao chiến thắng vô tận và nỗ lực không ngừng để cải thiện bản thân.

Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại ảnh 1

Rafael Nadal đau khổ trong thời khắc khép lại sự nghiệp đỉnh cao.

“Những danh hiệu, những con số vẫn ở đó”, Nadal nói trong nước mắt trước 11.500 người hâm mộ tại Palacio de Deportes, Malaga sau khi Tây Ban Nha dừng bước tại Davids Cup, cũng là giải đấu cuối cùng của anh, “Nhưng tôi muốn được nhớ đến nhiều hơn, rằng tôi là một chàng trai tốt đến từ một ngôi làng nhỏ ở Mallorca, luôn theo đuổi ước mơ, nỗ lực chăm chỉ nhất có thể để có được như ngày hôm nay, với những gì đạt được nhiều hơn tôi từng mơ ước”.

Trong bài phát biểu, Nadal có nhắc tới người chú là HLV. Đó là Toni Nadal. Và từ những ngày đầu huấn luyện, Toni đã biết cháu trai mình thực sự đặc biệt. “Với Nadal, mục tiêu quan trọng nhất luôn là không ngừng cải thiện bản thân, bởi chính điều này mới làm nên sự khác biệt giữa các tay vợt”, Toni nói, “Vì vậy, mặc dù thuận tay phải nhưng Nadal bắt đầu luyện chơi bằng tay trái”.

Đó là một phần trong kế hoạch trở thành tay vợt giỏi nhất thế giới, bởi đa phần các tay vợt đều dùng tay phải và việc sử dụng tay trái mang đến nhiều lợi thế. Chính Roger Federer từng thừa nhận, “không ai muốn đối đầu với một tay vợt thuận tay trái, và Nadal dùng tay trái với những cú đánh có độ xoáy nảy cao”.

Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại ảnh 3

Thời đỉnh cao, những cú thuận tay của Nadal là không thể ngăn cản.

Sau này, những cú đánh thuận tay (trái) của Nadal trở thành vũ khí chính yếu trên con đường chinh phục, đặc biệt trên sân đất nện. Không chỉ 63 danh hiệu trên sân này, mà còn là kỷ lục thắng-thua cao đến mức vô lý 112-4 tại Roland Garros. Như Simon Briggs viết trên Telegraph, Nadal như một đấu sĩ ném đĩa và khi quả bóng tennis lao đi không khác gì chiếc chong chóng gió trong cơn bão, với sức mạnh, độ xoáy khó lường.

Trong lần gặp nhau đầu tiên tại Mỹ Mở rộng 2004, Federer đã rất sốc khi bị chàng trai 17 tuổi đến từ Tây Ban Nha đánh bại. “Tôi nghĩ mình đã ở trên đỉnh thế giới”, Federer nhớ lại ký ức 20 năm trước, “Tôi luôn giữ tâm thế ấy để rồi thua tâm phục khẩu phục anh chàng khoe cơ bắp với chiếc áo sát nách màu đỏ”.

Nhưng Nadal cũng có điểm yếu, chính là cú giao bóng. Và anh biết điều đó để khắc phục, bằng cách nới lỏng cổ tay. Trong vòng một năm, từ 2007-2008, số điểm giao bóng hai giành được từ 56% tăng lên 60%, đồng thời tỷ lệ thắng giao bóng tăng từ 85,9% lên 88,1%.

Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại ảnh 4

Sự nghiệp của Nadal là hành trình cải thiện và nâng cấp bản thân liên tục không có điểm dừng.

Quá trình hoàn thiện của Nadal vẫn tiếp tục. Anh không muốn giới hạn mình ở sân đất nện. Thay vào đó, tìm kiếm chiến thắng trên khắp các mặt sân. Năm 2008 tại Wimbledon, Nadal chấm dứt chuỗi 5 danh hiệu liên tiếp của Federer trong một trận đấu được coi là hay nhất mọi thời đại. Chiến thắng kịch tính 9-7 ở set năm sau khi để mất hai set dẫn trước, ngoài nhấn mạnh về bản lĩnh và ý chí, còn cho thấy sự trưởng thành của Nadal với cú cắt trái tay đánh bại pha lên lưới của Federer.

Nhiều người cho rằng năm 2008 là đỉnh cao của Nadal, riêng Federer thì không. Vào tháng 1/2009, Nadal tiếp tục vượt qua đối thủ người Thụy Sĩ trong trận chung kết Úc mở rộng kéo dài 5 set để hoàn thành “cú Grand Slam trên mặt sân cỏ, sân cứng và sân đất nện”.

Khi kết thúc, Federer nói rằng anh rất tự tin sẽ giành chiến thắng, cho đến khi chứng kiến màn trình diễn của Nadal và tự nhủ, ý nghĩ đó có vẻ không thực tế, bởi “anh chàng này quá giỏi”. Vào hôm đó, những cú thuận tay chéo sân khiến bóng nảy ngang tầm vai với độ xoáy cực mạnh của Nadal trở thành thuốc độc cho cú trái một tay của Federer.

Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại ảnh 5

Nadal và Federer tạo nên mối quan hệ cạnh tranh, cũng như tình bạn đẹp trong giới quần vợt.

Những năm tháng ấy, sau khi cải thiện khả năng giao bóng và volley, bùng nổ với những cú thuận tay bên cạnh phát triển cú đánh trái tay, Nadal trở thành tay vợt bất khả chiến bại.

Chí có điều Nadal không bao giờ dừng lại. Những đối thủ khác xuất hiện để thách thức, và anh tiếp tục nâng cấp bản thân. Cú trái tay được tinh chỉnh của anh khiến Novak Djokovic đã rất ngạc nhiên, sau đó chịu thất bại ở chung kết Giải Mỹ mở rộng 2013. Và Nadal cũng giành Huy chương Vàng Olympic 2016 ở nội dung đôi nam bằng các cú volley với uy lực chưa từng có.

Rồi các vấn đề dần đến, ở cổ tay và sự suy giảm thể chất. Đó là lúc Nadal chiến đấu với đối thủ lớn nhất đời mình: chấn thương. Anh đối phó bằng chế độ dinh dưỡng mới, tăng tốc độ giao bóng hai khiến nó trở nên khó đoán và thực hiện những cú trả giao bóng sâu.

Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại ảnh 6

Ám ảnh chấn thương trở thành đối thủ lớn nhất của Nadal trong nửa sau sự nghiệp.

Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại ảnh 7

Tuy nhiên đó cũng là động lực để anh thay đổi, trở nên mạnh mẽ hơn.

Năm 2018, Alexander Zverev và Stefanos Tsitsipas là hai trong số các tay vợt triển vọng được dự đoán sẽ soán ngôi “Big Three”. Sau khi đánh bại David Ferrer trong trận đầu tiên của Davis Cup, Zverev cảm thấy bản thân đủ khả năng vượt qua Nadal. Khi trận đấu kết thúc, Nadal dễ dàng thắng với tỷ số 6-1, 6-4, 6-4.

“Cứ như một trò đùa. Tôi đã nghĩ anh ta chỉ vừa mới trở lại sau chấn thương thôi mà. Thế nhưng thực tế rất khác. Tôi hoàn toàn không có cơ hội nào”, Zverev nói. Tsitsipas cũng có chung tâm trạng sau thất bại trước Nadal ở trận chung kết Barcelona Open vài tháng sau đó. “Việc tôi chơi tốt mức nào chẳng hề có ý nghĩa gì. Đối đầu với Nadal, tôi hoàn toàn thúc thủ”, Tsitsipas thừa nhận.

Cứ sau mỗi chấn thương, Nadal luôn có xu hướng trở lại với phiên bản tốt hơn. Cũng năm 2018, bị làm phiền bởi các vấn đề ở đầu gối, bụng và mắt cá, Nadal tái xuất tại giải Úc Mở rộng và đánh bại Tomas Berdych với các cú giao bóng thẳng. “Tôi đã luyện tập rất nhiều để cải thiện các quả giao bóng và chất lượng cú đánh đầu tiên. Điều này giúp tôi giành nhiều điểm free point, và nó rất quan trọng ở giai đoạn này của sự nghiệp”, Nadal cho biết.

Dominic Thiem là người cảm nhận rõ nhất về những thay đổi này trong hai trận chung kết thua tại Pháp Mở rộng 2018 và 2019. Daniil Medvedev tại Chung kết Mỹ Mở rộng 2019 là một nạn nhân khác. Hoặc như Gael Monfils, người đã thua 14/16 trận đối đầu Nadal từ năm 2005 đến năm 2019, chia sẻ: “Khi đụng phải Rafa, không có nhiều khác biệt giữa năm này với năm khác hay Rafa đỉnh cao với Rafa tuổi tác. Anh ấy vẫn thế, luôn sẵn sàng đánh bại bạn”.

Rafael Nadal và hành trình tạo nên sự vĩ đại ảnh 8

Nadal và 14 danh hiệu Roland Garros trong sự nghiệp.

Ngay cả trong giai đoạn đen tối nhất, với ngày giải nghệ đến gần, Nadal vẫn có khả năng khiến các đối thủ kinh ngạc. Như ở tứ kết tứ kết Roland Garros 2022, Nadal đã đánh bại Djokovic trong một trận đấu kinh điển kéo dài bốn set. “Rafa là đối thủ vĩ đại nhất tôi từng chạm trán”, tay vợt người Serbia nói, “Những lần đối đầu với anh ấy trên sân đất nện luôn mang tới nỗi thất vọng cho tôi, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy tôi”.

Như Nadal bày tỏ mong muốn về cách mọi người nhớ đến anh, sẽ không ai có thể quên tay vợt vĩ đại với ý chí mãnh liệt, khát khao chiến thắng vô tận và nỗ lực không ngừng để cải thiện bản thân.

Trong thế giới quần vợt đầy rẫy tài năng, không loại trừ khả năng một ngày nào đó sẽ có người lặp lại các chiến tích của Nadal, với 1080 trận thắng, 92 danh hiệu ATP, gồm 22 Grand Slam, 36 Masters 1000 và kỷ lục 14 chức vô địch Roland Garros. Tuy nhiên không ai có thể sở hữu khí chất như chàng trai tốt đến từ một ngôi làng nhỏ ở Mallorca, tương tự cách anh tung ra các cú thuận tay khét tiếng làm bùng

'Vua đất nện' Rafael Nadal tuyên bố giải nghệ
Rafael Nadal chia tay Olympic Paris 2024
Djokovic dễ dàng hạ Nadal tại Olympic Paris 2024
Djokovic và Nadal.
'Đại chiến' Djokovic - Nadal có thể diễn ra tại vòng 2 Olympic

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/rafael-nadal-va-hanh-trinh-tao-nen-su-vi-dai-a138170.html