Du lịch, ăn uống có 'chữa lành' được cho người trẻ?

'Chữa lành' đang trở thành một từ khóa phổ biến trên mạng xã hội, gắn liền với những trào lưu từ du lịch, ẩm thực đến các hoạt động giải trí. Nhưng liệu ý nghĩa thực sự của 'chữa lành' có bị hiểu sai?

Du lịch, ăn uống có 'chữa lành' được cho người trẻ? - Ảnh 1.

Những người tham gia chương trình cùng nhau chia sẻ cảm xúc của mình - Ảnh: T.T.

Câu chuyện từ nỗi đau cá nhân

Ngày 23-11, khoảng 120 bạn trẻ tại Hà Nội đang gặp khó khăn về mặt tinh thần như căng thẳng, lo âu hay trầm cảm được hỗ trợ tâm lý miễn phí.

Đây là chương trình

TS Lê Nguyên Phương hướng dẫn người tham gia ngày hội cân bằng cảm xúc bên trong mỗi người - Ảnh: T.T.

"Những trạng thái bất an, khổ đau thoáng qua là một phần tự nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, khi cảm xúc đó bắt nguồn từ những chấn thương tâm lý sâu sắc, lặp đi lặp lại và đi kèm các triệu chứng như nhức đầu, đau bụng hay mệt mỏi, đó là lúc cần đến sự chữa lành thực sự", TS Phương chia sẻ.

Chữa lành rộ lên không hẳn vì nhu cầu của chính bạnHàng ngàn lời khuyên tuổi 30 gửi tuổi 22: Tiết kiệm, cười nhiều và bớt chữa lànhTuổi còn trẻ phải xông pha, đừng tối ngày lo chữa lành

Ông cũng cảnh báo rằng việc xem nhẹ khái niệm này qua những cụm từ như "du lịch chữa lành" hay "ẩm thực chữa lành" có thể khiến nhiều người hiểu sai về bản chất của nó. Chữa lành là một quá trình khoa học và đòi hỏi sự đồng hành từ chuyên gia, không phải là một hoạt động tự phát hay giải trí nhất thời.

Bản thân ông cũng nhận thấy nhiều bạn trẻ gặp khó khăn về tâm lý, xuất phát từ mối quan hệ gia đình, tình cảm. Nhưng các bạn không đủ thời gian, tài chính để tìm kiếm hỗ trợ tâm lý phù hợp.

Vấn đề khó khăn nhất mà các bạn gặp phải là cảm xúc bất an, khổ đau, ám ảnh thường xuyên đẩy họ vào những cơn giận dữ, đau khổ, trầm cảm. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố cả trong quá khứ và hiện tại.

Đặc biệt, kỳ vọng quá lớn của những người xung quanh đôi khi trở thành gánh nặng với nhiều bạn trẻ. Và khi không giải quyết được, tình trạng càng ngày càng tăng lên và khi cảm thấy bế tắc hoàn toàn thì dẫn đến trầm cảm.

Đáng buồn hơn nữa là trong tâm trạng đó, các bạn bị cản trở sự thành công trong học tập, trong quan hệ, công việc. Đôi khi dẫn đến hành vi tự hại như nghiện ngập, cắt tay, cắt chân, hay thậm chí tự sát

"Chúng tôi mong muốn các bạn trẻ chuyển hóa nhận thức, cảm xúc, hành vi chấn thương, khổ đau, gốc rễ sâu xa của bất an hiện tại. Mọi người đều có tiềm năng và bổn phận để tự chữa lành cho bản thân và người xung quanh. Đó là hành trình mà ai cũng có thể bắt đầu nếu có sự kiên nhẫn và phương pháp đúng đắn", TS Phương nói.

Chương trình mong muốn giúp mọi người hiểu đúng về các phương pháp trị liệu tâm lý, thần kinh học và những trải nghiệm thực tiễn để tìm lại sự cân bằng cảm xúc.

Du lịch, ăn uống có 'chữa lành' được cho người trẻ? - Ảnh 4.Người trẻ càng giỏi càng mong manh, đừng cợt nhả khi họ muốn chữa lành

Nhiều người nói "tí tuổi đầu, chưa làm ra trò trống gì bày đặt chữa lành". Hãy sống cùng họ để hiểu vì sao người trẻ cần chữa lành, thay vì cợt nhả.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/du-lich-an-uong-co-chua-lanh-duoc-cho-nguoi-tre-a138295.html