Dự án tàu điện ngầm số 2
Hiện nay, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đang khẩn trương di dời hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị "mặt bằng sạch" cho dự án metro số 2. Ảnh: Duy Anh.
Ban cán sự Đảng UBND TPHCM giao UBND TPHCM chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở GTVT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện phương án thực hiện tuyến metro số 2.
Các đơn vị, sở ngành liên quan cần có báo cáo đánh giá tác động toàn diện những vấn đề phát sinh về pháp lý, tài chính, ngoại giao; nghiên cứu bổ sung cơ chế EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) vào Đề án phát triển đường sắt đô thị theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị.
Ngoài ra, các cơ quan nghiên cứu, bổ sung chính sách hoàn thiện phương án triển khai dự án metro số 2 để đảm bảo kế hoạch đề ra, báo cáo UBND TP trình Ban cán sự Đảng UBND TP trước ngày 28/11.
Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu các phương án huy động vốn hợp lý; qua đó, trình UBND TP trước ngày 30/11.
Hiện nay, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đang thi công di dời hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến metro số 1 và dự án dự kiến sẽ được khởi công dự án này trong năm 2025.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án metro số 2 TPHCM sẽ được đầu tư bằng vốn vay ODA từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng từ ngân sách. Vốn vay ODA chiếm phần lớn với khoảng gần 37.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo của Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM gần đây cho thấy việc thu xếp tài chính cho dự án này gặp nhiều khó khăn do thay đổi các điều kiện vay vốn từ các nhà tài trợ quốc tế.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/du-kien-gan-48000-ty-von-ngan-sach-lam-metro-so-2-tphcm-a138753.html