Lạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy của 'chọn món trên mâm'

Nhiều học sinh sau 1 học kỳ đã nhận ra sai lầm trong lựa chọn môn học ở lớp 10, nhưng có học sinh tận tới khi đăng ký môn thi tốt nghiệp ở lớp 12 mới nhận thấy mình 'lạc lối'.

Lạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy của 'chọn món trên mâm' - Ảnh 1.

Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Ở cấp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thường gọi là Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài 6 môn học bắt buộc (không kể hoạt động giáo dục bắt buộc), học sinh được chọn 4 trong số 9 môn học còn lại (nhóm Lạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy của 'chọn món trên mâm' - Ảnh 2.

Một tiết học toán thực tế của học sinh lớp 10D2 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận 10, TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG

Bị từ chối hồ sơ du học vì thiếu lý, hóa

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), chia sẻ sau 3 năm, tình trạng mất cân đối giữa việc lựa chọn nhóm môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là một bất cập lớn.

Trường THPT Chu Văn An có 6 nhóm môn lựa chọn cho các lớp 10, trong đó các lớp đều phải học lý và hóa. Theo cô Nhiếp, có một số học sinh không thích học lý - hóa, phụ huynh cũng thắc mắc việc xếp lớp nhóm môn như thế giống trường chuyên khoa học tự nhiên.

"Nhiều học sinh có hướng du học sau khi tốt nghiệp THPT đã bị các trường đại học nước ngoài từ chối hồ sơ do đã không học lý, hóa ở cấp THPT", cô Nhiếp giải thích.

Trường THPT Chu Văn An phải tuyển thêm giáo viên dạy lý để đảm bảo thời lượng dạy học cho tất cả học sinh. Theo cô Nhiếp, những học sinh lớp 11 năm học trước đã không chọn lý - hóa nhưng giờ có nhu cầu điều chỉnh, trường cũng tạo điều kiện dạy bù chương trình lớp 10 và tổ chức cho học sinh kiểm tra bổ sung để đạt điều kiện.

Chia sẻ về điều này, GS Đỗ Đức Thái, tổng chủ biên chương trình môn toán 2018, cũng cho biết riêng ở Úc có ít nhất 5 đại học lớn từ chối nhận sinh viên không học lý, hóa ở cấp THPT. Sinh viên học ngành kinh tế hay luật cũng bắt buộc phải học lý, hóa ở cấp THPT.

"Họ xem việc học các môn tự nhiên là để rèn năng lực tư duy, lập luận, khả năng giải quyết vấn đề. Và lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng cần các năng lực đó. Cũng chính vì thế mà giáo dục STEM (sự kết hợp kiến thức của các môn học tự nhiên để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống) là xu hướng tất yếu ở bậc phổ thông của nhiều quốc gia", ông Thái nói.

Lạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy của 'chọn món trên mâm' - Ảnh 4.Học sinh muốn đổi môn học lựa chọn: phải làm gì?

Đây là nội dung hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, chuyên đề học tập cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sáng nay 10-1.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/lac-loi-voi-mon-hoc-lua-chon-ky-1-he-luy-cua-chon-mon-tren-mam-a138964.html