Tôi ra vào bệnh viện ở TP.HCM thăm mẹ, gặp một chị túc trực Hà Nội: đào tạo nghề chăm sóc bệnh nhânĐỌC NGAY
Nếu bệnh viện này không có bệnh nhân thuê nhờ, chị có thể tìm việc ở bệnh viện khác. Những người làm nghề này có thể thu nhập tốt hơn khi nhận cùng lúc nhiều bệnh nhân nhưng chị yêu thích việc chăm người già. Ngoài quen tay còn có tình cảm, chăm bệnh nhân lớn tuổi như chăm ông bà cha mẹ mình.
Ở bệnh viện này, có những người khác nhận công việc như chị. Thu nhập của chị lúc ít đi một chút lúc nhiều tùy bệnh trạng và số bệnh nhân chị nhận chăm sóc nhưng ít khi nào "thất nghiệp".
Chị không học ngành y, bén duyên nghề này sau một đợt nuôi bệnh dài ngày ở TP.HCM. Bạn bè của chị cũng có người theo nghề này ở bệnh viện khác.
Một lần khác, tôi đi thăm mẹ nằm viện vì gãy xương. Giữa ban ngày, thấy một chị mặc đồ bộ (kiểu đồ mặc nhà ở quê) nằm ngáy pho pho ngay lối đi cạnh chân giường bệnh nhân. Mọi người nói chị là người nuôi bệnh, đêm thức ngày tranh thủ ngủ bù…
Chị đi lại khắp nơi trong bệnh viện, ai chị cũng quen, khoa nào cũng như "nhà" chị, chị nhanh tay nhanh chân cả ngày.
Bệnh nhân nhờ chị một ngày, một tuần chị đều nhận, nhờ một phần việc hay chăm sóc trọn gói chị cũng nhận. Những gia đình neo người và các cụ già không con cháu trông cậy vào những người như chị.
Dịch vụ này không mới nhưng nhu cầu ngày càng nhiều, nay cũng đã có mở rộng liên kết giữa những người chuyên chăm bệnh giữa các bệnh viện với nhau. Có hẳn một nhóm "đồng nghiệp" thân quen cùng chia công việc với nhau, có vất vả mệt nhọc nhưng thu nhập khá.
Họ đang là gương mặt thân quen, "một phần không thể thiếu" ở bệnh viện. Dù vẫn còn nhiều điều chưa như ý muốn nhưng thực tế cuộc sống cho thấy cần có đội ngũ những người chăm bệnh chuyên nghiệp, thạo việc, nhất là những người chăm sóc bệnh nhân lớn tuổi.
Thu nhập từ việc này không thấp nhưng các vấn đề về sức khỏe của người làm nghề này là chuyện không thể không lưu tâm. Chăm sóc bệnh nhân bất kể ngày đêm là việc nhọc, biết cách mua thức ăn vật dụng, chạy lo giấy tờ cho người bệnh lại cần sự tháo vát, rành rẽ và những kỹ năng khác nữa.
Chứng chỉ hành nghề và hơn thế nữa
Tôi nghĩ về đội ngũ những người chăm bệnh được đào tạo bài bản hẳn hoi để chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi. Họ cũng cần chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp chuyên nghiệp, tại sao không? Tại sao người chăm bệnh thường là những chị phụ nữ chấp nhận sống quanh năm suốt tháng ở bệnh viện? Thanh niên cũng có thể làm việc này, thậm chí làm tốt hơn vì họ trẻ khỏe.
Cũng nên tính đến việc có thể làm theo ca (trừ khi bệnh nhân yêu cầu túc trực) để có thể về nhà nghỉ ngơi. Họ cần có kiến thức y tế để làm việc tốt hơn, hỗ trợ điều trị. Họ cũng cần được chăm sóc y tế khi làm việc thường xuyên trong môi trường dễ lây nhiễm.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nen-chuyen-nghiep-nghe-cham-soc-benh-nhan-a139053.html