TP.HCM còn ít cơ sở điều trị đột quỵ đạt chuẩn

Theo Trung tâm Cấp cứu 115, việc cấp cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do số lượng cơ sở điều trị đột quỵ đạt chuẩn ít.

TP.HCM còn ít cơ sở điều trị đột quỵ đạt chuẩn - Ảnh 1.

Trung tâm Cấp cứu 115 đã cấp cứu 115 bệnh nhân đột quỵ ngoại viện trong quý 3 năm nay - Ảnh: TTCC 115

Ngày 28-11, Trung tâm Bỏ qua dấu hiệu cảnh báo sớm, người đàn ông đột quỵ khi lái xeĐột quỵ ở trẻ em có nên quá lo lắng?

Nguyên nhân do số lượng cơ sở y tế điều trị đột quỵ tại TP.HCM đạt chuẩn thế giới còn hạn chế và bệnh nhân có nhu cầu được điều chuyển đến các bệnh viện mong muốn nhưng lại không thuộc danh sách bệnh viện điều trị. 

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế TP.HCM, đến năm 2020, TP.HCM có 26 cơ sở y tế tiếp nhận và can thiệp điều trị đột quỵ. Tuy nhiên chỉ hơn một nửa được Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) công nhận đủ chuẩn.

Thống kê trong quý 3-2024, Trung tâm Cấp cứu 115 đã cấp cứu 115 bệnh nhân đột quỵ ngoại viện. Trong đó thời gian lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp tiếp cận hiện trường có bệnh nhân đột quỵ khoảng 12 phút.

Tỉ lệ bệnh viện được thông báo trước đạt mức 99%, tỉ lệ bệnh nhân được chuyển đến các bệnh viện sẵn sàng điều trị đột quỵ hay bệnh viện đạt chuẩn đạt 89%.

Bên cạnh đó, tỉ lệ bệnh nhân được khai thác tiền sử bệnh có mức 100%, tỉ lệ khai thác thời gian bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đột quỵ là 100%.

Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân được chuyển đến các bệnh viện sẵn sàng điều trị đột quỵ hay bệnh viện đạt chuẩn còn thấp, chỉ đạt mức độ vàng trong ba mức vàng, bạch kim và kim cương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ của giải thưởng EMS Angels.

TP.HCM còn ít cơ sở điều trị đột quỵ đạt chuẩn - Ảnh 2.

Trung tâm Cấp cứu 115 nhận giải thưởng EMS Angels, đạt chuẩn vàng thế giới - Ảnh: BÙI NHI

Theo BS Hoàng, sắp tới Trung tâm Cấp cứu 115 tiếp tục phát huy vai trò, hướng đến xây dựng hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện thành phố chuyên nghiệp, hiện đại và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tại đây BS Bùi Nguyễn Thành Long - phó trưởng Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế cũng ghi nhận những nỗ lực của Trung tâm Cấp cứu 115 thời gian qua.

Ông nói: “Trong 10 năm xây dựng, mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện đã không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng với sự phối hợp của 31 trạm đặt tại đơn vị công lập và 12 trạm đặt tại đơn vị tư nhân, tạo thành 43 trạm cấp cứu vệ tinh phủ rộng, đều khắp TP.HCM, bao gồm cả trạm cấp cứu đường thủy tại huyện Cần Giờ. Kết quả đạt được cho thấy sự phát triển bền vững của mạng lưới này”.

Hướng đến hoàn thiện quy trình cấp cứu đột quỵ ngoài bệnh viện

Giải thưởng EMS Angels là giải thưởng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý chất lượng quy trình cấp cứu đột quỵ ngoài bệnh viện, do Hiệp hội Cấp cứu ngoại viện châu Âu (EUSEM) phối hợp cùng Hệ thống Quản lý chất lượng đột quỵ toàn cầu (RES-Q) và chương trình Angels Initiative triển khai.

Đây là giải thưởng có sự tư vấn chuyên môn từ Hội Đột quỵ thế giới (WSO) và Hội Đột quỵ châu Âu (ESO). Giải thưởng có ba mức gồm vàng, bạch kim và kim cương, hướng đến việc hoàn thiện quy trình cấp cứu đột quỵ ngoài bệnh viện.

TP.HCM còn ít cơ sở điều trị đột quỵ đạt chuẩn  - Ảnh 4.Bỏ qua dấu hiệu cảnh báo sớm, người đàn ông đột quỵ khi lái xe

Bệnh viện E (Hà Nội) vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người đàn ông (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, nhưng khi cấp cứu các bác sĩ mới bất ngờ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/tphcm-con-it-co-so-dieu-tri-dot-quy-dat-chuan-a139220.html