Khó như đòi... quyền lợi bảo hiểm - Kỳ 2: Cần đơn giản hóa ngôn ngữ hợp đồng bảo hiểm

Trong nhiều vụ kiện tụng giữa công ty bảo hiểm với khách hàng, có những trường hợp từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm với lý do 'trời ơi'.

Khó như đòi... quyền lợi bảo hiểm - Kỳ 2: Cần đơn giản hóa ngôn ngữ hợp đồng bảo hiểm - Ảnh 1.

Hợp đồng bảo hiểm với những thuật ngữ đánh đố người mua - Minh họa: DAD

Hợp đồng rối rắm, các điều khoản không rõ ràng... dẫn đến cách hiểu khác nhau là những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp giữa người mua và người bán Khó như đòi... quyền lợi bảo hiểm - Kỳ 2: Cần đơn giản hóa ngôn ngữ hợp đồng bảo hiểm - Ảnh 2.Khó như đòi... quyền lợi bảo hiểm - Kỳ 2: Cần đơn giản hóa ngôn ngữ hợp đồng bảo hiểm - Ảnh 3.Khó như đòi... quyền lợi bảo hiểm - Kỳ 2: Cần đơn giản hóa ngôn ngữ hợp đồng bảo hiểm - Ảnh 4.

Nhân viên tư vấn hợp đồng bảo hiểm cho khách - Ảnh: Q.ĐỊNH

Cha mẹ tôi ở xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cách đây tám năm, ông bà mua một hợp đồng thời hạn 15 năm cho con gái út, lúc đó đang học phổ thông.

Theo hợp đồng, ngoài đền bù cho con gái, ông và bà thuộc diện "ăn theo" và được chi trả tối đa 30 triệu đồng khi qua đời.

Tháng 7-2023, sau thời gian dài phát hiện ung thư, cha tôi có dấu hiệu chuyển nặng, nghe tôi hỏi hợp đồng bảo hiểm thì ông mới đưa ra một mẩu giấy tuyên hủy quyền lợi của cá nhân ông trong bộ hợp đồng.

Lý do bảo hiểm đưa ra là ông mắc ung thư, có tiền sử trước đó nhưng "kê khai không trung thực" khi ký mua hợp đồng.

Tôi cầm quyết định, nhìn cha tôi nằm tiều tụy và thời gian phía trước không còn nhiều thì cảm giác nghẹn ngang cổ họng. Nước mắt cứ thế trào ra. Tôi nói với cha rằng sẽ đi kiện để đòi bằng được quyền lợi.

Cha tôi, người nông dân hiền lành suốt đời làm ruộng, nhìn tôi thở dài và nói rằng "không được đâu con, người ta đã gửi văn bản rồi, mình không có quen biết, quyền hành gì làm sao đòi được".

Tôi nhờ bạn bè là các luật sư đọc hợp đồng giúp. Trong lòng có niềm tin mãnh liệt rằng dù cha mình có khai không trung thực thật thì bảo hiểm cũng phải đền bù vì đó là đạo lý, là nguyên tắc mua rủi ro.

Tôi trực tiếp liên hệ với đại lý bảo hiểm. Vẫn câu trả lời lạnh lùng như trong văn bản từ chối đền bù. Tôi tiếp tục gọi vào bộ phận pháp chế của bảo hiểm nhưng vẫn là một câu trả lời. Biết không thể nói với nhau được bằng lời, tôi nhờ đồng nghiệp tư vấn rồi bắt đầu thảo đơn khiếu nại.

Tôi đã tính tới việc sẽ một ngày không xa đứng giữa phiên tòa dân sự ở Nghệ An tư cách nguyên đơn để khởi kiện công ty bảo hiểm.

Nhìn cha tôi tàn lụi dần, tôi giận những ai làm ông tổn thương, trong đó có sự từ chối lạnh lùng của hãng bảo hiểm kia. Làm sao họ đưa ra lý do rằng "khách hàng kê khai không trung thực?".

Bảy ngày từ khi đơn đi, tôi nhận được điện thoại từ phó giám đốc công ty bảo hiểm chi nhánh tỉnh Nghệ An. Người này nói rằng đã đọc đơn, xem các điều khoản và thấy rằng việc từ chối đền bù cho cha tôi là chưa hợp lý nên công ty sẽ khôi phục toàn bộ hợp đồng, thực hiện chi trả hết tất cả quyền lợi cho cha tôi.

Khi báo tin này cho cha, ông quay qua phía tôi đứng rồi chỉ nói: "Rứa à? Mừng con nhỉ". Rồi ông lại quay lại tư thế nằm nghiêng, quay mặt vào tường. Nhưng tôi biết ông đang khóc vì mừng, vì tủi thân.

Tháng 1-2024 ông mất, hãng bảo hiểm kia biết và gọi điện cho tôi chia buồn. Mấy ngày sau có người về hướng dẫn làm thủ tục đền bù như nội dung hợp đồng đã ký.

Kỳ tới: Khi bảo hiểm buộc khách hàng phải tự tìm hiểu điều khoản loại trừ chi trả

Khó như đòi... quyền lợi bảo hiểm - Kỳ 2: Cần đơn giản hóa ngôn ngữ hợp đồng bảo hiểm - Ảnh 3.Khó như đòi... quyền lợi bảo hiểm - Kỳ 1: Quyết kiện, bảo hiểm mới chịu thua

Mua bảo hiểm được đối xử như 'thượng đế' nhưng khi đòi quyền lợi, khách hàng mới thấm và hiểu thế nào là 'lên bờ xuống ruộng'.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/kho-nhu-doi-quyen-loi-bao-hiem-ky-2-can-don-gian-hoa-ngon-ngu-hop-dong-bao-hiem-a139404.html