Cảnh báo nguy cơ đột quỵ gia tăng vào mùa lạnh

TPO - Căn bệnh đột quỵ không loại trừ bất kỳ ai, thời tiết trở lạnh là một trong những tác nhân làm gia tăng bệnh đột quỵ. Để tăng cường ý thức phòng bệnh cho cộng đồng, ngày 30/11, Bệnh viện Quân y 175 đã tổ chức chương trình đi bộ nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ.

Tại sự kiện, Ths.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh,

Một trường hợp bị đột quỵ được trực thăng cấp cứu chuyển từ Trường Sa về đất liền điều trị

Bệnh đột quỵ đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng nạn nhân, cứ mỗi phút trôi qua người bệnh sẽ mất đi 2 triệu tế bào thần kinh. Thời gian vàng để cấp cứu, điều trị đột quỵ tái lưu thông mạch máu não là từ 3 đến 4,5 giờ đầu (kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ).

Tuy nhiên, BS Trọng Nghĩa cho biết, hiện nay sự hiểu biết của cộng đồng về căn bệnh đột quỵ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, những sai lầm trong sơ cấp cứu ban đầu đã làm mất thời gian vàng của người bệnh khiến nạn nhân tử vong hoặc tàn phế.

BS Trọng Nghĩa cho biết, thực tế bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị đột quỵ nhập viện muộn do được sơ cứu bằng các biện pháp bấm huyệt, cắt lễ các đầu ngón tay, cạo gió hoặc cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi… đây đều là những phương pháp sơ cứu sai chẳng những không giúp ích được cho người bệnh mà còn khiến tình trạng đột quỵ thêm trầm trọng gây khó khăn cho việc cứu chữa.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ gia tăng vào mùa lạnh ảnh 2

Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình đi bộ nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ

Theo số liệu từ Trung tâm Cấp cứu 115, mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thành phố tiếp nhận, điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân bị đột quỵ. Tuy nhiên, chỉ khoảng 5% trong số người bệnh đột quỵ được tiếp nhận, cấp cứu và vận chuyển thông qua Trung tâm Cấp cứu 115. Trên thực tế việc điều chuyển bệnh nhân đột quỵ vẫn còn nhiều khó khăn do số lượng cơ sở điều trị đạt chuẩn trên địa bàn thành phố còn ít.

Bên cạnh đó, do chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh nên một bộ phận bệnh nhân và người nhà mong muốn chuyển đến các bệnh viện không thuộc danh sách điều trị đột quỵ.

Bệnh đột quỵ có thể xảy ra ở mọi thời điểm, tuy nhiên các bác sĩ cảnh báo, bệnh thường tăng cao khi trời lạnh. Nguyên nhân của thực trạng trên là do cơ thể sẽ có phản ứng co mạch toàn thân khi nhiệt độ xuống thấp khiến lưu lượng máu dồn về những cơ quan quan trọng như não, tim. Nếu bệnh nhân kèm theo túi phình mạch máu não hay có những mạch máu yếu thì nguy cơ vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết mạch máu não ở mức cao.

Đặc biệt, những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, khi mạch máu co lại sẽ tăng áp lực lên tim. Do đó sẽ khó kiểm soát huyết áp hơn trong mùa lạnh. Trời về sáng, tim đập nhiều hơn, huyết áp tăng cao hơn, nếu bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột, đi toilet trong tình trạng chưa tỉnh táo hoàn toàn rất có nguy cơ xảy ra đột quỵ.

Để tránh nguy cơ tử vong, tàn phế do bệnh đột quỵ, BS Trọng Nghĩa khuyến cáo cộng đồng, khi có các biểu hiện tê hoặc yếu cơ, tay chân, chóng mặt hoặc mất thăng bằng, nhìn đôi hoặc khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt, rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói đớ, đau đầu dữ dội, mất trí nhớ tạm thời, lú lẫn, bất tỉnh… cần nghĩ ngay đến đột quỵ, gọi cấp cứu 115 hoặc chuyển người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Khi công nghệ số ngăn chặn khám chữa bệnh 'chui'
Người đàn ông suýt tử vong vì bệnh lý từng cướp đi 3 người thân
Người đàn ông suýt tử vong vì bệnh lý từng cướp đi 3 người thân
Trực thăng vượt biển chuyển bệnh nhân nguy kịch vì mất máu cấp về đất liền
Trực thăng vượt biển chuyển bệnh nhân nguy kịch vì mất máu cấp về đất liền

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/canh-bao-nguy-co-dot-quy-gia-tang-vao-mua-lanh-a140027.html