Đó là trường hợp nam bệnh nhân V.V.H. (13 tuổi, học lớp 8, ngụ tại Kiên Giang) được chuyển đến bệnh viện với chẩn đoán ngộ độc
Chỉ vì một chút bất đồng và thiếu hiểu biết nam sinh suýt phải trả giá bằng tính mạng (ảnh: BVCC)
Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, ói nhiều, ra dịch nâu đỏ. Các kết quả kiểm tra cho thấy H. bị tổn thương gan, men gan tăng cao, phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM cùng túi thuốc diệt chuột H. từng ăn.
Qua kiểm tra, các bác sĩ ghi nhận loại thuốc diệt chuột H. ăn có thành phần hóa học Brodifacoum là một thuốc chống đông mạnh thuộc nhóm siêu warfarine – thuốc kháng đông chống vitamin K.
Tại đây, bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp, rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính. Xét nghiệm chức năng đông máu cho thấy, bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu diễn tiến nặng dần. Bệnh nhân được bác sĩ cho uống vitamin K1 liều cao, kết hợp điều trị nội khoa tích cực.
Sau 3 tuần nhập viện, điều trị liên tục các bác sĩ đã giúp bệnh nhân vượt qua được nguy kịch, các chỉ số sinh hiệu dần trở lại bình thường song vẫn phải tiếp tục theo dõi điều trị trong nhiều tháng tới để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Từ trường hợp trên, BS.Minh Tiến khuyến cáo phụ huynh cần giáo dục trẻ nhận biết các chất độc hại để tránh xa. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, phải luôn có người trông giữ, không nên sử dụng thuốc diệt chuột. Bên cạnh đó, phụ huynh nên lưu ý không để hóa chất, các loại thuốc trong tầm với của trẻ.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/thieu-nien-nguy-kich-vi-thach-nhau-an-thuoc-diet-chuot-a140321.html