Ngày đêm giữ rừng trăm tuổi giữa đại ngàn

TPO - Xem rừng như là sinh mệnh, bởi lẽ đó nhiều người dân vùng biên giới Hà Tĩnh đang bảo vệ, gìn giữ những cánh rừng trăm tuổi giữa đại ngàn.

"Xem rừng như sinh mệnh..."

Đó là cách mà ông Trần Ngọc Lâm (SN 1960, trú thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh

Ông Trần Ngọc Lâm bên cây cổ thụ.

Ông Lâm chia sẻ, khoảng thời gian từ 1990 – 1992, khu rừng này bị tàn phá nghiêm trọng do quá trình khai thác vô tội vạ khiến nguồn nước bị ảnh hưởng, mùa hè giếng trong thôn cạn trơ đáy, có hộ đào sâu hơn 20m nhưng vẫn không có giọt nước nào. Cuộc sống bị đảo lộn, mọi sinh hoạt dựa vào nước trời, khe suối.

Nhận thấy tác hại của việc mất rừng quá nghiêm trọng, ngoài bảo vệ nghiêm ngặt diện tích cây rừng hiện có, gia đình ông Lâm vay vốn trồng keo trên diện tích rừng sản xuất và làm giàu diện tích rừng tự nhiên bằng các loài cây bản địa như lim xanh, dổi, kiền kiền... bình quân mỗi năm ông trồng 3.000 cây.

“Nhìn những gốc cây lớn lên từng ngày, tôi vui lắm. Công tác bảo vệ rừng rất vất vả, vì rừng rộng, người lại ít, trong khi đó người dân không có quyền gì nên khi phát hiện kẻ trộm gỗ cũng chỉ có cách đuổi họ ra khỏi phần đất của mình mà thôi”, ông Lâm nói.

Hơn nửa đời người gắn bó với rừng, ông Lâm chỉ mong rằng mình có thêm sức khỏe để tiếp tục giữ rừng. Người đàn ông ngoài tuổi lục tuần chia sẻ, hơn 30 năm qua, chưa có một đêm nào ngủ yên giấc bởi nhiều đối tượng lâm tặc đang lăm le để chặt trộm gỗ đi bán. Thậm chí ông từng bị lâm tặc dọa giết, nhưng ông không sợ.

Công việc bảo vệ rừng không mấy dễ dàng "ăn rừng, ngủ rừng", có những thời điểm cuộc sống gia đình lâm cảnh khó khăn, ăn không đủ no, một số người gợi ý bảo ông chặt ít gốc gỗ đi bán, song ông vẫn quyết giữ khư khư cánh rừng lim xanh, để hôm nay cánh rừng trả ơn cho lão nông bằng những gốc lim cổ thụ trên trăm tuổi, hai người ôm không xuể.

“Rừng sẽ trả ơn”

Hiện tại trên địa bàn xã Sơn Kim 1 còn khoảng 21.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, có khoảng 7.000 ha được giao cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ. Tại khu vực khe 5 được xem là khu vực được “hồi sinh” mạnh mẽ nhất nhờ sự bảo vệ của người dân ven khu vực. Bởi khu vực này từng có những vị trí được liệt kê vào rừng nghèo kiệt, bị tàn phá nặng nề. Nhưng hiện nay đã phủ kín màu xanh với nhiều cây gỗ tự nhiên hàng trăm tuổi.

Đặc biệt, các khu vực rừng tự nhiên ở huyện Hương Sơn đang bừng lên khí thế bảo vệ rừng bằng phương pháp mới, khoa học: du lịch, bán tín chỉ carbon, trồng rừng gỗ lớn. Người dân tin rằng, trong tương lai không xa, việc làm giàu từ bảo vệ rừng một cách bền vững là tất yếu đối với hàng triệu hécta rừng. Bởi lẽ, hướng đi bền vững này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn góp phần bảo tồn rừng, văn hóa bản địa từng bản làng được trao truyền cho con cháu được bền lâu.

Ngày đêm giữ rừng trăm tuổi giữa đại ngàn ảnh 2

Những cây gỗ quý trong rừng tự nhiên Hương Sơn.

“Giữ rừng, rừng sẽ trả ơn. Vì thế chúng tôi luôn tìm mọi cách bảo vệ, giữ rừng. Nhìn những cây cổ thụ lớn, ai cũng phấn khởi vì sẽ phát triển kinh tế được từ làm giàu qua bán tín chỉ carbon, từ trồng rừng gỗ lớn một cách căn cơ, khoa học và bền vững”, Bà Nguyễn Thị Mỹ xã Sơn Kim 1 cho hay.

Nhiều năm qua, cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn luôn có có những chuyến tuần tra bảo vệ rừng dài ngày, "cùng ăn, ngủ" giữa rừng. Đại diện Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn cho hay, công ty được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc 19.867,36ha, trong đó có 19.125,05ha rừng tự nhiên, còn lại là diện tích rừng trồng và đất chưa có rừng, trải dài trên địa bàn các xã Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim 1.

Ngày đêm giữ rừng trăm tuổi giữa đại ngàn ảnh 3

Cán bộ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn thường xuyên vào rừng kiểm tra, bảo vệ.

Ước tính rừng có trữ lượng gỗ đạt 2,2 triệu m3. Thời gian qua, đơn vị có 40 cán bộ, nhân viên thường xuyên phối hợp với biên phòng chủ rừng đi tuần tra bảo vệ. Dù diện tích rộng lớn, song nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên người dân hiểu hết những giá trị từ rừng mang lại.

Từ năm 2014, rừng do đơn vị này quản lý đã được cấp chứng chỉ FSC trên diện tích hơn 19.000ha, tương đương hơn 99,6% tổng diện tích đơn vị được giao quản lý, bảo vệ.

“Sau này đưa vào bán tín chỉ carbon rừng trồng gỗ lớn sẽ là nguồn thu nhập đáng kể nhằm bảo vệ rừng tốt hơn. Với những giá trị mang lại sẽ làm bừng lên không khí bảo vệ rừng trong cộng đồng. Đây là nguồn lực quan trọng để người dân bản địa không chỉ góp phần hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển lâm nghiệp, mà còn góp phần bảo vệ rừng, nâng cao hơn ý thức giữ rừng”, lãnh đạo

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Thăm nhà tái sinh
Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: 'Biệt đội' giải cứu thú rừng
Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: 'Biệt đội' giải cứu thú rừng
Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú
Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/ngay-dem-giu-rung-tram-tuoi-giua-dai-ngan-a143182.html