Lẽ tự nhiên, tình cảm tương ngộ hay những niềm thương nhớ luôn phát sinh trong những người "cùng hội cùng thuyền".
Và rồi, trên xe điện và
Người cao niên đi trải nghiệm metro ở TP.HCM được hành khách thăm hỏi - Ảnh: PHÚC TIẾN
Văn hóa đi lại từ nhà ra phố
Nhiếp ảnh gia Pháp Eli Lotar nổi tiếng, đến Sài Gòn năm 1938, để lại một phóng sự ảnh quý giá. Trong đấy tôi chú ý bức ảnh chụp cảnh người dân đứng đợi ở một trạm xe điện.
Nhìn kỹ ta sẽ nhận ra hành khách ăn mặc từ bình dân đến sang trọng đều xếp hàng hai bên đường ray rất trật tự. Không những thế người dân còn giữ khoảng cách an toàn, bàn chân đặt đúng vạch, không ai chồm ra hay chen lấn. Tôi mong hình ảnh nghiêm túc của người xưa sẽ được đặt ở các trạm metro như một hình mẫu gần gũi cho người nay học hỏi.
Trong tiểu thuyết Dây oan của cụ Hồ Biểu Chánh viết năm 1935, xuất hiện một chuyện tình nảy sinh trên xe điện từ chợ Bến Thành đi Gò Vấp. Nhà văn kể vào giờ đi làm trên xe rất đông người nhưng có chàng trai thấy cô gái phải đứng, lập tức ngả nón chào và nhường ghế.
Cứ vậy, qua vài lần gặp nhau trên xe điện, từ một ứng xử lịch lãm, cả hai bén duyên nhau và nên vợ nên chồng. Đọc truyện, tôi lại nhớ thời tiểu học những năm 1960, thầy cô trong trường thường dạy học trò ra đường phải biết chào hỏi, lên xe phải biết nhường chỗ cho phụ nữ và người già.
Phải chăng những cử chỉ tử tế như thế cần được vun trồng từ sớm ở nhà trường và tiếp tục quảng bá bằng nhiều hình thức trong xã hội chứ không riêng tiểu thuyết?
Năm 1994, lần đầu đi MRT tức metro ở Singapore, tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy các ghế sát bên cửa vào toa xe luôn có hàng chữ ghi ghế ưu tiên cho người già, người khuyết tật và phụ nữ mang bầu.
Khi ấy MRT vừa mới vận hành được một năm, trong xe có đủ các sticker cảnh báo phạt nặng nếu ăn uống, hút thuốc, mang vật liệu dễ cháy và kể cả… sầu riêng. Đầu những năm 2000, để tránh cảnh khách vào đứng choán lối đi của khách ra, tại các điểm dừng tàu MRT đã thấy các vạch trên nền quy định xếp hàng đúng cách.
Ở nước ta, Hà Nội đã vận hành metro từ năm 2021, TP.HCM mới khởi sự metro năm nay. Trong 10-15 năm nữa, cả hai đô thị lớn sẽ có thêm nhiều tuyến metro mới.
Cùng lúc Bình Dương và các đô thị lớn mạnh khác cũng sẽ xây dựng metro. Người dân sẽ nhận ra metro không phải là phương tiện đi lại thông thường hay những bến xe thô lậu.
Hoạt động metro ở nhiều nước và Việt Nam đã và đang trở thành một "sàn giao dịch nhân văn" đặc biệt. Tại đây ngoài chiếc vé và sự an toàn, các công ty điều hành metro còn "bán ra" cho hàng triệu người lối sống tuân thủ kỷ cương giao thông đại chúng.
Ngược lại, hành khách là người "mua vào" và trao đổi những hành động văn minh cùng tình cảm nhân ái trong giao tiếp và dịch chuyển.
Hiện tại, cả hai phía chúng ta đều phải tập dần để có được nề nếp và thói quen hay đẹp, như người xưa từng thể hiện khi trải nghiệm các phát minh "thần cơ" ở các thế kỷ trước!
Nhiều lần quan sát, tôi thấy chỉ có du khách (trong đó thật mắc cỡ vẫn có tôi!) quen đứng sai vạch vì ở xứ mình chưa có quy định hoặc chưa hình thành thói quen tương tự.
Những năm gần đây tại các ga MRT và trên các toa xe luôn có nhiều hình thức truyền thông hướng dẫn và nhắc nhở hành khách thực hành "Commuting Culture" - tạm dịch là văn hóa đi lại từ nhà ra phố.
************
Ky tới: Dư địa mới chào đón sáng tạo
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/di-phuot-metro-xua-va-nay-ky-2-giao-tinh-metro-a144378.html