Nhiều người đã "sập bẫy" các cơ sở này khi phải chi ra hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng
Làm đẹp đón Tết - Ảnh: THU HIẾN
Biến chứng hàng loạt vì tin quảng cáo làm đẹp nhanh, rẻ
Mới đây, tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM đã nhận được báo cáo từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định về người bệnh bị tai biến thẩm mỹ do xóa xăm vùng lưng bằng laser tại cơ sở không phép.
Cơ sở này có địa chỉ 37 Hoa Hồng, phường 2, quận Phú Nhuận, bệnh nhân N.N.A. (20 tuổi) bị phản vệ độ II do thuốc tê, bệnh nhân còn nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, tổn thương cơ tim sau khi xóa xăm.
Thanh tra Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra Công ty TNHH Master Vũ Vương tại địa chỉ trên do ông V.M.V. làm giám đốc. Thế nhưng, công ty chưa được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động và có các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Điển hình, mới đây nhất qua thông tin phản ánh của nhiều người dân, Sở Y tế cũng vừa phát hiện một chuỗi cơ sở giảm béo tại quận Tân Bình, quận 10 có dấu hiệu lừa dối khách hàng.
Qua kiểm tra, đơn vị xác định chuỗi cơ sở này không có giấy phép hoạt động, quảng cáo sai sự thật về dịch vụ "giảm béo" lừa dối khách hàng vì mục đích vụ lợi. Cơ sở này bị nhiều người dân phản ánh, trong đó có người khai báo thiệt hại từ 350 triệu đến 750 triệu đồng. Sở Y tế đã chuyển hồ sơ sự việc sang cơ quan cảnh sát điều tra.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo trong lĩnh vực y tế, đối với hoạt động giảm béo, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Làm đẹp đón Tết: Chăm sóc bản thân mỗi ngày, đừng để cận Tết mới loĐỌC NGAY
TS Đỗ Quang Hùng, phó chủ tịch Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM, cho hay dịp Tết số người nhập viện vì làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ không phép tăng lên.
Lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội những cơ sở này tung các gói quảng cáo ưu đãi, kèm lời quảng cáo "mật ngọt" để đánh vào tâm lý của người dân muốn đẹp nhanh đón Tết.
Một số biến chứng thường dễ gặp nhất như: tiêm filler, boxtox, tiêm silicon, nâng ngực, nâng mũi, cắt mỡ mắt, giảm béo… Đáng nói là truyền trắng ở những cơ sở không phép, các loại thuốc truyền vào người thường không rõ nguồn gốc, nguy cơ sốc tử vong là rất lớn, Việt Nam chưa cấp phép cho kỹ thuật này.
TS Hùng khuyến cáo người dân khi chọn những cơ sở làm đẹp cần chọn những nơi có giấy phép hoạt động, người hành nghề có chứng chỉ. Đặc biệt không nên tin vào lời quảng cáo "bắt mắt" trên mạng xã hội để tránh những tai biến đáng tiếc. Tốt nhất là những bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để đảm bảo an toàn.
Tăng kiểm tra, ngăn thẩm mỹ "dỏm"
Là một trong những điểm nóng về hoạt động trái phép của cơ sở thẩm mỹ, trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Lê Hồng Tây, trưởng Phòng y tế quận 10 (TP.HCM), cho biết để ngăn chặn thẩm mỹ "dỏm" trong dịp Tết, đơn vị đã tăng cường kiểm tra cơ sở thẩm mỹ không phép trên địa bàn. Trong đó bố trí nhân sự kiểm tra đột xuất, với cơ sở vi phạm sẽ bị treo biển đỏ để cảnh giác với người dân.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị các phòng y tế quận, huyện, TP Thủ Đức chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND quận, huyện triển khai các giải pháp quyết liệt hơn trong quản lý hành nghề và dạy nghề trái phép trên địa bàn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Y tế và thanh tra các sở khác có liên quan để cương quyết xử lý nghiêm mang tính răn đe.
Làm thế nào để kiểm tra cơ sở thẩm mỹ được cấp phép?
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo đối với người dân, khi lựa chọn cơ sở y tế để sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thẩm mỹ… phải tìm hiểu và kiểm chứng thông tin trước khi quyết định sử dụng dịch vụ. Người dân có thể tra cứu thông tin cơ sở khám chữa bệnh theo địa chỉ https://tracuu.khambenh.gov.vn.
Khi phát hiện cơ sở y tế hoạt động không phép, quảng cáo sai sự thật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh, liên hệ ngay đường dây nóng 0989.401.155 hoặc tải ứng dụng "Y tế trực tuyến" để cung cấp thông tin giúp Thanh tra Sở Y tế kiểm tra, xử lý và ngăn chặn kịp thời.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/chi-em-lam-dep-don-tet-sao-cho-an-toan-a146225.html