Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học: Hướng tới nền giáo dục không cần dạy thêm, học thêm

TPO - Trò chuyện với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, trường học nên hướng tới việc không dạy thêm học thêm. Bên cạnh đó, phụ huynh, người dân cũng cần thay đổi nhận thức về việc cho con đi học thêm kiến thức quá nhiều, không chú trọng các kỹ năng khác "để khi ra đời dễ bị thua thiệt".

Ngày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm nhưng tìm nguyên nhân để có phương án quản lý phù hợp, hiệu quả. Các trường phổ thông đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh. Bộ GD&ĐT cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Như vậy, về nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định có thể đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục.

Ngoài giờ học theo chương trình, các trường cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, tập luyện thể thao, luyện vẽ, âm nhạc… để các em học sinh nhiệt tình tham gia.

Điểm mới trong thông tư lần này là Bộ GD&ĐT quy định ba đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của học sinh, gồm: học sinh có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh.

Về nguyên nhân, thứ nhất là do, với chương trình đó, đội ngũ đó nhưng vẫn còn có học sinh chưa đạt thì nhà trường phải có trách nhiệm dạy thêm (hay còn gọi là phụ đạo kiến thức).

Thứ hai, là dạy thêm cho đối tượng học sinh được lựa chọn bồi dưỡng học sinh giỏi. Số này không nhiều và không phải một học sinh được lựa chọn ở tất cả các môn học cũng thuộc trách nhiệm của nhà trường.

Thứ ba, là học sinh lớp 9, lớp 12 ôn thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp được học thêm trong trường học. Tuy nhiên, việc tổ chức ôn thi cho học sinh cuối cấp phải nằm trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, do nhà trường chủ động quyết định, sắp xếp, bố trí và không được thu tiền của học sinh.

Với quy định này, thay vì “kêu” vướng, các trường có thể sắp xếp giáo viên phụ trách các môn học một cách hợp lý để dành cho việc ôn thi, giúp các em củng cố, tổng hợp lại kiến thức. Với bất kỳ đối tượng nào thì việc dạy thêm cũng không quá 2 tiết/tuần. Còn lại, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi để thẩm thấu những nội dung được học trên lớp, tránh tình trạng học thêm theo kiểu dồn ép kiến thức, không mang lại hiệu quả.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học: Hướng tới nền giáo dục không cần dạy thêm, học thêm ảnh 2

Nhà trường THPT có thể sắp xếp giáo viên phụ trách các môn học một cách hợp lý để dành cho việc ôn thi, giúp các em củng cố, tổng hợp lại kiến thức. (Ảnh: Như Ý)

Ngoài ba nhóm đối tượng trên, sau giờ học, để tránh việc dạy thêm, học thêm tràn lan, các trường cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, tập luyện thể thao, luyện vẽ, âm nhạc… để các em học sinh nhiệt tình tham gia. Tôi tin rằng, những người làm nghề, tâm huyết với nghề, với thế hệ trẻ sẽ thấy điều này là vô cùng cần thiết. Phụ huynh và xã hội cần hướng tới điều đó, để giúp học sinh không học thêm quá nhiều.

Không phải học thêm nhiều sẽ giỏi

Các nhà trường, phụ huynh vẫn đặt nặng thành tích, điểm số trong các kỳ thi cử. Liệu quy định “cấm” dạy thêm trong trường học có vênh so với yêu cầu chất lượng, điểm số trên thực tế không, thưa ông?

Với yêu cầu đề kiểm tra, đánh giá, thi cử hiện nay đều phải bám theo yêu cầu chung của chương trình giáo dục. Lâu nay, phụ huynh vẫn có tâm lý lo sợ con mình không học sẽ thua thiệt so với các bạn trong lớp nên cố theo đuổi dù không chắc việc học thêm này có hiệu quả hay không.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học: Hướng tới nền giáo dục không cần dạy thêm, học thêm ảnh 3

Thông tư mới về dạy thêm học thêm lần này “cấm” dạy thêm đối với học sinh tiểu học.

Ngược lại, trong các kỳ thi cho thấy, nhiều thủ khoa, á khoa đến từ các vùng nông thôn, có điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn toàn không đi học thêm. Nếu nói nhà trường không tổ chức ôn thi, chất lượng giảm sút hay không tổ chức cho tất cả học sinh/lớp để ôn thi đại trà mới mang lại điểm số tốt là chưa thoả đáng.

Chưa kể, khi đã là quy định toàn quốc, các địa phương thực hiện một cách bình đẳng, công bằng và không cần quá lo lắng, đặt nặng vấn đề rồi xếp lớp để học sinh luyện thi sáng, trưa, chiều, tối. Chúng ta cần khắc phục tình trạng học sinh hằng ngày tới trường với lịch học từ sáng đến khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, tự học, thẩm thấu, vận dụng kiến thức..

Học thêm, dạy thêm là nhu cầu của cả người dạy lẫn người học. Phụ huynh lo lắng, khi quy định có những nội dung “siết” trong nhà trường, sẽ phải tràn ra các trung tâm chi phí đắt đỏ, đi lại khó khăn hơn?

Thông tư mới quy định một số nội dung quan trọng đó là: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp… Quy định đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm.

"Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng do đó Bộ GD&ĐT không cấm, tuy nhiên tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí... và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh, phòng chống

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Bỏ tư duy không quản được thì cấm
Hạn chế tiêu cực, đảm bảo quyền lợi học sinh trong dạy thêm học thêm
Hạn chế tiêu cực, đảm bảo quyền lợi học sinh trong dạy thêm học thêm
Bộ GD&ĐT ‘chốt’ quy định dạy thêm học thêm: Cấm dạy thêm ở bậc tiểu học
Bộ GD&ĐT ‘chốt’ quy định dạy thêm học thêm: Cấm dạy thêm ở bậc tiểu học

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/vu-truong-vu-giao-duc-trung-hoc-huong-toi-nen-giao-duc-khong-can-day-them-hoc-them-a147201.html