Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 8: Xử lý rác thải nhựa - Kinh nghiệm các nước phát triển

Việt Nam là một trong những quốc gia ô nhiễm nhựa nhất thế giới và đang đối mặt bài toán môi trường cấp bách.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 8: Xử lý rác thải nhựa - Kinh nghiệm các nước phát triển - Ảnh 1.

Với hơn 8.000 tấn rác thải nhựa phát sinh mỗi ngày (theo số liệu năm 2021 của WWF Việt Nam), Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về ô nhiễm nhựa - Ảnh: UNDP

Từ kinh nghiệm một số nước phát triển, chúng ta có thể tìm thấy những gợi ý hữu ích để xây dựng chiến lược xử lý

Biến rác thải thành năng lượng đã trở thành chiến lược tái chế của Thụy Điển nhiều năm qua - Ảnh: Blueoceanstrategy

Khung pháp lý và chính sách

Để quản lý hiệu quả rác nhựa, các nước phát triển cũng đã xây dựng những khung pháp lý mạnh mẽ, kết hợp các cơ chế khuyến khích và xử phạt để thúc đẩy hành vi bền vững từ cả phía doanh nghiệp lẫn cộng đồng. Những bài học này rất đáng để Việt Nam tham khảo trong quá trình hoàn thiện chính sách của mình.

Một ví dụ nổi bật là Luật Kinh tế tuần hoàn tại Đức, trong đó yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết kế sản phẩm có thể tái chế và chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Theo trang Earth.org, chính sách này không chỉ giúp tăng tỉ lệ tái chế mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để giảm thiểu lượng rác thải ngay từ đầu.

Các biện pháp xử phạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi hiệu quả. Đức là ví dụ tiêu biểu khi chính phủ áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" để yêu cầu các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tài chính cho việc thu gom và xử lý rác thải.

Theo trang Earth.org, nguyên tắc này không chỉ đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định mà còn khuyến khích họ sáng tạo hơn trong việc giảm thiểu rác thải ngay từ khâu thiết kế sản phẩm.

Ngoài các quy định chặt chẽ, cơ chế khuyến khích tài chính cũng là yếu tố quan trọng. Thụy Điển và Đức đã áp dụng hiệu quả hệ thống ký quỹ tái chế và thuế môi trường để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen. Chẳng hạn, theo trang Earth.org, người dân Đức được hoàn lại tiền khi trả lại chai nhựa để tái chế, giúp tỉ lệ thu hồi đạt gần 98,4%.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 6: Một bàn tay nhặt rác để thêm ngàn người chung tayKinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 5: Người trẻ 'gieo' lối sống xanhKinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 4: Cứ tiện tay thì vứt, mặc kệ người khác dọn rác

Cuối cùng, các chính sách toàn diện cần được hỗ trợ bởi tầm nhìn dài hạn. Thụy Điển đã chứng minh rằng việc tích hợp kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn tạo động lực phát triển kinh tế bền vững, khi rác thải trở thành nguồn tài nguyên quý giá để sản xuất năng lượng và các sản phẩm tái chế, theo Blue Ocean Strategy.

Từ những bài học trên, Việt Nam cần phát triển một chiến lược tích hợp giữa luật pháp, công nghệ và sự tham gia của cộng đồng. Chiến lược này không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là con đường bền vững để giảm thiểu ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế lâu dài.

Quản lý rác thải nhựa không chỉ là vấn đề về môi trường mà còn là bài toán phát triển kinh tế bền vững. Việt Nam có tiềm năng lớn để xây dựng các mô hình chuyển đổi rác thành năng lượng, phát triển ngành công nghiệp tái chế, đồng thời tạo thêm việc làm cho cộng đồng.

Điều này không chỉ giải quyết vấn đề rác thải mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của một quốc gia đang vươn mình mạnh mẽ.

Đã đến lúc chúng ta cần có những bước đi quyết liệt hơn, từ việc ban hành các chính sách mạnh mẽ đến đầu tư công nghệ và huy động toàn xã hội tham gia. Như ông Murat Okumah, chuyên gia chính sách và kỹ thuật của UNDP, đã nhấn mạnh trong bài viết đầu năm nay: "Cách tiếp cận phối hợp toàn xã hội chính là yếu tố quyết định sự thành công lớn" trong hành trình giảm thiểu ô nhiễm rác nhựa của Việt Nam.

---------------------

Trên bãi biển Galle, Sri Lanka, một cậu bé đang cúi xuống nhặt vỏ chai nhựa đã bạc màu theo thời gian. Chai nhựa này có tuổi đời bằng ông nội cậu bé.

Kỳ tới: Tái chế nhựa - Động lực mới cho kinh tế tuần hoàn

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 8: Xử lý rác thải nhựa - Kinh nghiệm các nước phát triển - Ảnh 3.Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 7: Nỗi niềm doanh nghiệp xanh

Một số doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm xanh thay thế đồ nhựa dùng một lần chia sẻ rằng dù là xu hướng được ủng hộ nhưng họ gặp khó khăn về giá thành, đầu ra... và cần thêm những chính sách linh hoạt hơn.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/kinh-hoang-rac-nhua-ngap-tran-ky-8-xu-ly-rac-thai-nhua-kinh-nghiem-cac-nuoc-phat-trien-a147438.html