Bệnh viện tuyến chuyên sâu, tuyến cơ bản khác nhau thế nào, ảnh hưởng gì đến phân tuyến bảo hiểm?

'Cấp chuyên môn kỹ thuật cơ sở y tế' là cụm từ mới được đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới thay cho việc phân cấp bệnh viện theo tuyến/hạng như trước đó. Thay vì bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, giờ đây có bệnh viện chuyên sâu, cơ bản.

Bệnh viện tuyến chuyên sâu, tuyến cơ bản khác nhau như thế nào? - Ảnh 1.

Bệnh nhân khám bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhiều bạn đọc băn khoăn liệu việc phân cấp cơ sở y tế theo Thay đổi nơi tạm trú, lưu trú thì khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế ra sao?

Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND tỉnh (sở y tế) xếp cấp chuyên môn kỹ thuật với bệnh viện trên địa bàn quản lý và các bệnh viện tư nhân đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Sau khi có kết quả xếp cấp chuyên môn bệnh viện, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế phải công khai cấp chuyên môn ở quầy tiếp đón, website bệnh viện để người dân biết rõ thông tin.

Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể dựa vào xếp cấp chuyên môn của bệnh viện để lựa chọn thăm khám nhằm hưởng quyền lợi chi trả trong phạm vi mức hưởng. Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc 62 bệnh, nhóm bệnh được chuyển thẳng đến cấp chuyên sâu không cần giấy chuyển viện.

Bệnh viện tuyến chuyên sâu, tuyến cơ bản khác nhau như thế nào? - Ảnh 2.

Nội soi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, một trong số bệnh viện được xếp cấp chuyên sâu - Ảnh: HỒNG HÀ

Phân cấp chuyên môn kỹ thuật có ý nghĩa thế nào?

Theo ông Trần Văn Thuấn - thứ trưởng Bộ Y tế, một trong những lợi ích lớn nhất của việc xếp cấp dựa trên năng lực là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Các cơ sở y tế phải nỗ lực cải thiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn để đáp ứng các tiêu chí của từng cấp bậc.

Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ được hưởng lợi từ những dịch vụ y tế chất lượng cao hơn.

"Một bệnh viện muốn đạt cấp chuyên sâu phải chứng minh được khả năng cung cấp các dịch vụ y tế phức tạp và tiên tiến. Điều này không chỉ yêu cầu cơ sở hạ tầng tốt mà còn đòi hỏi đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực y học.

Khi đó, người bệnh sẽ được tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến và dịch vụ chăm sóc tốt hơn", ông Thuấn cho hay.

Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá năng lực như năng lực tham gia đào tạo thực hành y khoa; năng lực tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; năng lực nghiên cứu khoa học về y học cũng khuyến khích các cơ sở y tế đầu tư, phát triển.

"Việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật dựa trên năng lực sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tạo động lực để các cơ sở đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ chuyên môn và cải tiến dịch vụ và là động lực phát triển cho ngành y tế Việt Nam", thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Cấp chuyên môn kỹ thuật khác với tuyến bệnh viện như thế nào? - Ảnh 2.Kết quả xếp cấp chuyên môn của 48 bệnh viện, người xài bảo hiểm y tế cần biết

Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới, các cơ sở khám chữa bệnh sẽ chia thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật là cấp ban đầu, cấp cơ bản và cấp chuyên sâu.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/benh-vien-tuyen-chuyen-sau-tuyen-co-ban-khac-nhau-the-nao-anh-huong-gi-den-phan-tuyen-bao-hiem-a147631.html