Năm nay
Nhân công tất bật chuẩn bị trước ngày khai mạc - Ảnh: T.T.D.
Đường mai này được tạo hình từ 5.000 cây tre - loài cây quen thuộc với người dân, tượng trưng cho sự dẻo dai, kiên trì của người Việt Nam. Đây là nét mới, thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại".
Điểm nhấn của Lễ hội Tết Việt 2025 là "ngôi nhà ngày xuân" được xây dựng mô phỏng hình ảnh ngôi nhà sàn ở An Giang gắn với gian bếp, sân vườn đầy hoa cỏ mùa xuân mang đến những ngày Tết yên bình.
Ngôi nhà có chiều ngang 14m, nối với gian bếp kéo dài khoảng 20m. Còn chiều sâu ngôi nhà khoảng 12m.
Ban tổ chức đặt ngôi nhà này ở vị trí trung tâm, đồng thời biến thành sân khấu biểu diễn các loại hình nghệ thuật xuyên suốt lễ hội, tạo sự gần gũi giữa nghệ sĩ và khán giả.
Khuyến khích người dân mặc áo dài đến Lễ hội Tết Việt
Năm nay, ban tổ chức chọn giới thiệu ba loại hình nghệ thuật đặc trưng 3 miền gồm: ca tù, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử.
Cùng đó, ban tổ chức bố trí thêm một sân khấu phụ dành cho các ban nhạc trẻ biểu diễn acoustic góp thêm sắc xuân trẻ trung, sôi động.
Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên cho biết thêm: "Chúng tôi muốn lan tỏa thông điệp gia đình là nền tảng, là nét đẹp văn hóa, văn hóa là hồn cốt của dân tộc.
Người dân khi đến Lễ hội Tết Việt hãy mặc áo dài. Hình ảnh nhiều thế hệ trong gia đình cùng mặc áo dài mang đến nhiều cảm xúc đẹp cho người du xuân".
Thêm điểm nhấn của lễ hội năm nay là ban tổ chức kết nối với Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh An Giang (thuộc Tỉnh Đoàn An Giang) giới thiệu các đặc sản mua sắm ngày Tết và sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên đến với người dân TP.HCM.
Theo anh Nguyễn Hồng Phúc, Lễ hội Tết Việt 2024 thu hút gần 200.000 lượt người đến tham dự các hoạt động, tham quan, chụp ảnh. Dự kiến số lượt người năm nay sẽ tăng hơn so với năm 2024.
Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 13-1 (14 tháng chạp) đến ngày 2-2 (mùng 5 Tết), tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM.
Nhiều điểm check-in khác thu hút người dân