"Chúng ta không chống lại nhựa, vật liệu nhựa mà chống Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 5: Người trẻ 'gieo' lối sống xanhKinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 4: Cứ tiện tay thì vứt, mặc kệ người khác dọn rácKinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thốiKinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơiKinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 1: Mua sắm đầy hộp xốp, ly nhựa, bọc ni lông
"Tôi làm nghiên cứu sinh ở Pháp thấy vấn đề này đã được làm từ rất lâu, rất đồng bộ và hiệu quả. Từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn người ta đi siêu thị thường mang giỏ ở nhà theo để đựng, còn đồ thường được gói bằng các loại giấy tái chế. Nhiều người còn ý thức tiết kiệm giữ các loại giấy đã gói đó để lần sau đi siêu thị tiếp tục tái sử dụng.
Rất hiếm thấy cảnh dùng tràn lan đồ nhựa một lần và khó phân hủy như ở Việt Nam. Họ luôn có ý thức lựa chọn cái gì tốt cho môi trường hay không làm hại đến môi trường.
Bản thân tôi cũng như nhiều người khác ở Pháp đi ăn uống còn tự mang theo ống hút bằng kim loại của mình, sau đó lại đem về rửa để sử dụng cho lần sau", TS Hải Hoa chia sẻ.
Cô cho rằng việc bảo vệ môi trường, hạn chế xả thải rác, đặc biệt là rác nhựa độc hại cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như giáo dục, pháp luật, kỹ thuật, kinh tế... Trong đó nhiều vấn đề cần có điều kiện và thời gian như kỹ thuật tái chế rác nhựa, sản xuất ra sản phẩm thân thiện môi trường có giá cả hợp lý.
Nhưng giáo dục ý thức và cách thức bảo vệ môi trường thì có thể dễ dàng làm ngay và đồng bộ từ trường lớp đến các cộng đồng dân cư, cơ quan, xí nghiệp... Sự giáo dục này là gốc và sẽ có hiệu quả bền bỉ đến việc bảo vệ môi trường.
Chú trọng kênh phản biện xã hội vì môi trường
Ông Phạm Văn Sơn - giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường, tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - cho rằng nhiều người mong muốn bảo vệ môi trường nhưng cách tiếp cận lại khác nhau.
Ở đây chưa có sự song hành một cách chặt chẽ giữa khối quản lý và khối chuyên gia. Các cấp quản lý thì rất muốn những điều tốt. Các nhà khoa học, nhà chuyên môn hiểu kỹ thuật, hiểu các vấn đề thực tế, hiểu cách tiếp cận vấn đề.
Những nhà quản lý đề ra "what to do" - làm cái gì, nhưng họ cần phải song hành với "how to do" - làm như thế nào, nghĩa là kết hợp chặt chẽ với chuyên gia.
Ông Sơn cho rằng còn một vấn đề rất quan trọng nữa là tư vấn và phản biện xã hội. Cái này cần phải được thể chế hóa, không phải làm kiểu hình thức.
"Tức là tôi đưa ra vấn đề phản biện nhưng lại bị im lặng, không có bất cứ phản hồi nào là tôi có được tiếp thu hay không. Vậy là xảy ra tình trạng các anh cứ phản biện, cứ đóng góp đi nhưng cuối cùng vẫn như cũ mà không giải thích vì sao không tiếp thu. Luật Bảo vệ môi trường là một ví dụ.
Giới chuyên gia đã cảnh báo việc đó không khả thi nếu không có lộ trình, không chuẩn bị những yếu tố quan trọng để khi luật được ban hành sẽ đi vào cuộc sống", ông Sơn chia sẻ.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/kinh-hoang-rac-nhua-ngap-tran-ky-cuoi-chong-rac-thai-nhua-can-nhieu-giai-phap-dong-bo-a147733.html