Trẻ em cũng bị trầm cảm, vì sao?

Nhiều người cho rằng chỉ người lớn mới bị trầm cảm, nên khi bác sĩ chẩn đoán con trầm cảm có ông bố, bà mẹ đã ngỡ ngàng.

Trẻ em cũng bị trầm cảm, vì sao? - Ảnh 1.

Ths Phùng Thị Lụa đang trị liệu tâm lý cho một bệnh nhi - Ảnh: H.T

Cháu N.H.N.T. (15 tuổi, ở quận 12, TP.HCM) có gương mặt xinh xắn, đang học lớp 10, được mẹ dẫn đến khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 khám với lý do hơn một tháng nay cháu hay buồn, hay khóc, không muốn ra ngoài chơi, chỉ thích nằm trong phòng.

Trầm cảm 3-4 năm mà gia đình không biết

Qua thăm khám, chuyên viên tâm lý ghi nhận bệnh nhi có các biểu hiện như đau đầu mệt mỏi, kém tập trung, không ngon miệng, khó vào giấc ngủ, ngủ gặp ác mộng, mất hứng thú, dễ khóc, buồn chán. Cô bé còn có ý nghĩ tự hủy hoại bản thân, rạch tay nhiều lần, không muốn giao tiếp với mọi người, thích nằm trong phòng, chán ghét bản thân.

Cô bé có một người chị gái học rất giỏi. Khi cháu lên lớp 10 đã bị những thầy cô từng dạy chị gái từ 2 năm trước so sánh với nhận xét "em học thua chị", "học không bằng chị". Không chỉ thầy cô, cha mẹ cháu cũng hay so sánh với chị gái. Cha mẹ cho rằng so sánh chỉ với mục đích để cháu cố gắng học tốt hơn.

Khác với sự mong muốn của thầy cô và cha mẹ, cháu lại sinh ra buồn chán, chán ghét bản thân, đánh giá bản thân thấp kém. Bác sĩ chẩn đoán T. bị

Trẻ chán ăn, mệt mỏi không rõ lý do cũng có thể là dấu hiệu của trầm cảm - Ảnh minh họa

Phòng ngừa trầm cảm cho trẻ

"Để chẩn đoán trầm cảm, trẻ sẽ được thăm khám các chuyên khoa liên quan nếu có các triệu chứng thực thể như khó thở khám chuyên khoa tim mạch, đau đầu khám chuyên khoa thần kinh. Sau đó trẻ được khám chuyên khoa tâm lý và thực hiện các thang đo để loại trừ rối loạn lo âu", ThS Lụa cho hay.

Theo ThS Lụa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị trầm cảm như di truyền, xung đột với cha mẹ, bạo lực học đường, áp lực học tập, những tổn thương về tâm lý như trẻ mất đi người thân, bị đánh đập, bị lạm dụng tình dục...

Nếu trẻ bị trầm cảm mà phát hiện muộn sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, thời gian điều trị lâu hơn, ảnh hưởng đến chất lượng sống và các mối quan hệ xã hội của trẻ, nặng hơn trẻ có ý nghĩ tự sát.

Trầm cảm có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và người bệnh phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của nhà chuyên môn, liệu pháp chính đầu tiên là điều trị tâm lý. Khi điều trị tâm lý không cải thiện thì kết hợp với điều trị thuốc. Bên cạnh đó trẻ còn được điều trị phương pháp y học cổ truyền để làm giảm các triệu chứng đau của cơ thể.

Để phòng ngừa trầm cảm cho trẻ, cần tạo môi trường gia đình ổn định và yêu thương. Gia đình phải là nơi để trẻ luôn cảm thấy an toàn từ những thành viên trong gia đình. Môi trường gia đình không có xung đột sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và không bị quá áp lực.

Trẻ cần có chế độ ăn uống cân đối, giấc ngủ đủ và chất lượng, ngủ đủ giấc giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể và não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm. Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ giảm căng thẳng, lo âu và nâng cao tinh thần. Quản lý thời lượng trẻ sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý.

Trẻ nên duy trì mối quan hệ gần gũi với cha mẹ, thầy cô để làm giảm cảm giác cô đơn, tuyệt vọng. Nên cho trẻ tham gia các hoạt động thiện nguyện để cảm thấy có mục đích sống. Cố gắng thay đổi để có thói quen suy nghĩ tích cực. Chấp nhận những thiếu sót của bản thân thay vì so sánh bản thân với người khác

Các bậc cha mẹ nên dạy cho trẻ cách nhận diện và chia sẻ những cảm xúc tiêu cực. Dạy trẻ cách đối mặt và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Trẻ có thể học được cách đối phó với những khó khăn mà không cảm thấy bất lực.

Khi cha mẹ, thầy cô hay người thân nhận thấy trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt như ăn ngủ thất thường nhiều hơn hoặc ít hơn, không còn hào hứng với các hoạt động trước đây mà trẻ thích thú, nằm trong phòng nhiều, không muốn vận động, không chịu vệ sinh cá nhân, học tập giảm sút, cáu gắt, dễ khóc.

Trẻ buồn chán, lo lắng, đau đầu, khó thở, mệt mỏi, tự ti, giảm chú ý, có hành vi tự làm tổn hại cơ thể… nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán bệnh sớm và được điều trị kịp thời.

Trẻ em cũng bị trầm cảm, vì sao? - Ảnh 2.Tỉ lệ trầm cảm sau sinh tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

ABC News dẫn lại một nghiên cứu mới với hơn 440.000 người từ Kaiser Permanente Southern California, cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/tre-em-cung-bi-tram-cam-vi-sao-a147935.html