Chuyện ít biết về những đứa trẻ thiếu may mắn của Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà

'Đa phần các em đều có số phận không may mắn nhưng vẫn kiên trì, giữ lửa văn hóa truyền thống'.

Chuyện của Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà - Ảnh 1.

Đoàn Miếu Bảy Bà bắt đầu chinh chiến ở các giải quốc tế từ năm 2007 - Ảnh: NVCC

Anh Lê Hồng - trưởng

Đoàn Miếu Bảy Bà thường xuyên xuất hiện tại các giải đấu lân sư rồng lớn nhỏ ở Việt Nam - Ảnh: NVCC

Đến năm 1998, khi cảm thấy bản thân đủ trưởng thành và muốn phát triển ở một quy mô lớn hơn, anh Hồng cùng vài người bạn lập Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà. Tới nay đã 26 năm; bản thân anh cũng "không ngờ mình lại gắn bó với nghề lâu đến thế".

Hơn 20 năm qua, với các thanh thiếu niên, Đoàn Miếu Bảy Bà không chỉ là nơi thỏa niềm đam mê múa lân sư rồng mà còn là chốn nương tựa, nơi trao gửi yêu thương và hy vọng. Hiện đoàn có khoảng 50 người thì trong đó có 27 em cơ nhỡ, không nơi nương tựa.

Chuyện của Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà - Ảnh 3.

Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà biểu diễn tại Giải đấu lân rồng quốc tế quận 5 vừa qua - Ảnh: BTC

"Đứa nhỏ nhất trong đoàn mới 11 tuổi. Cha mất, mẹ sang Trung Quốc có gia đình mới và bỏ lại em ở đây", anh Hồng nói "tôi nhận nuôi và xem các em như con ruột".

Em Nguyễn Gia Hưng (21 tuổi) kể em được "chú Lê Hồng cưu mang từ năm 2 tuổi. Tuy không có gia đình trọn vẹn như bạn bè đồng trang lứa nhưng em cảm thấy may mắn vì được các anh em trong đoàn quan tâm, chăm sóc".

Dù bận rộn mưu sinh nhưng khi tối đến, tất cả các thành viên Đoàn Miếu Bảy Bà vẫn dành thời gian về mái nhà chung, miệt mài tập luyện để giữ lửa đam mê.

Khác với những đội khác, Miếu Bảy Bà đẩy nhịp điệu và tốc độ lên cao ngay từ đầu, quan trọng nhất là làm toát lên cái hồn của con lân.
Trung Đỗ (Liên đoàn Lân sư rồng TP.HCM)

"Nhiều lúc chỉ muốn bỏ quách đi cho rồi"

Để đoạt giải vô địch, Đoàn Miếu Bảy Bà phải tập luyện trong thời gian dài. Trong đó lân lên mai hoa thung là điệu múa khiến anh Lê Hồng tâm đắc nhất.

Mỗi bước chân đều đòi hỏi sự dứt khoát, mạnh mẽ và ăn ý hoàn hảo giữa hai người múa đầu và đuôi.

Để đạt đến sự điêu luyện ấy, các vận động viên phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm cùng hàng tháng trời luyện tập không ngừng nghỉ.

Chuyện của Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà - Ảnh 4.

Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà (An Giang) vừa đoạt giải vô địch tại giải lân sư rồng quốc tế quận 5 mở rộng hôm 12-1 - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Trước ngày thi, có thành viên bị gãy xương sườn, phải khâu mấy mũi nhưng lúc nào khỏe hơn một chút vẫn gượng dậy, kiên trì tập luyện.

"Có nhiều lúc tôi muốn bỏ quách đi cho rồi. Những áp lực từ kinh tế, chấn thương trong luyện tập hay nỗi lo cơm áo gạo tiền cho mấy chục đứa trẻ cơ nhỡ khiến tôi không ít lần mệt mỏi đến kiệt sức. Nhưng rồi tôi không đành lòng", anh Lê Hồng nói.

Hiện tại, Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà đang tích cực tập luyện cho các sự kiện xuân Ất Tỵ 2025. Anh Hồng hy vọng thế hệ trẻ sẽ tiếp tục kế thừa và khán giả sẽ đón nhận nhiệt tình nét đẹp văn hóa độc đáo này nhiều hơn.

Hiện chi phí sinh hoạt là vấn đề nan giải của đoàn. Ngoài việc biểu diễn múa lân sư rồng, các thành viên còn tranh thủ làm thêm nhiều công việc khác nhau để kiếm thêm thu nhập. Các em nhỏ trong đoàn cũng tự tay làm những con lân mini để bán, góp phần trang trải chi phí sinh hoạt.

Chuyện của Đoàn lân sư rồng Miếu Bảy Bà - Ảnh 2.Đoàn Miếu Bảy Bà của An Giang vô địch Giải lân sư rồng quốc tế quận 5 mở rộng

Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký cả trong nước lẫn nước ngoài như Malaysia, Singapore và Thái Lan, đoàn Miếu Bảy Bà (An Giang) đoạt giải vô địch Giải lân sư rồng quốc tế quận 5.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/chuyen-it-biet-ve-nhung-dua-tre-thieu-may-man-cua-doan-lan-su-rong-mieu-bay-ba-a148152.html