Thời điểm này, miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa đông xuân, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, cùng không khí hanh khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển, lây lan nhanh chóng. Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường chống dịch bệnh dịp Tết.
Ca mắc cúm đang gia tăng
Một tuần trở lại đây, một số bệnh viện liên tục ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của số ca mắc cúm A phải nhập viện, đặc biệt là trẻ em. Đáng chú ý, đã có nhiều trường hợp biến chứng nặng về Cúm giảm nhưng nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc vẫn tăngDịch bệnh bí ẩn giống cúm ở Congo có đáng lo?
Số ca mắc cúm gia tăng, thị trường mua bán thuốc Tamiflu cũng sôi động hơn. Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga (Bệnh viện Nhi trung ương) khuyến cáo Tamiflu là thuốc bán theo đơn, không phải cứ nhiễm cúm là điều trị bằng thuốc này.
Mặt khác, thuốc này cũng được lựa chọn phụ thuộc vào thời điểm trẻ phát hiện bệnh. Cụ thể, nếu chỉ định thuốc vào giai đoạn sau của cúm thì không có hiệu quả, gây lãng phí, thậm chí có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho hay cúm mùa là bệnh lưu hành phổ biến theo mùa. Bên cạnh đó, bản thân vi rút cúm cũng đột biến, mức độ và vị trí đột biến sẽ quyết định đến độc tính, khả năng lây lan của dịch bệnh.
"Vì vậy, trong thời điểm số ca mắc cúm mùa gia tăng, mỗi người cần chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp phòng bệnh hô hấp thông thường. Như khi có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi… cần hạn chế đến đám đông, nơi công cộng để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Đồng thời rửa tay với xà phòng, vệ sinh thường xuyên. Khi tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh cần đeo khẩu trang", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
"Người dân tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà. Đồng thời tiêm phòng cúm cho trẻ, người cao tuổi hằng năm để giảm nguy cơ mắc và chuyển nặng", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Phòng chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán
Bộ Y tế mới có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán.
Theo Bộ Y tế, dịp Tết nhu cầu đi lại của người dân gia tăng, tụ tập đông người. Bộ đề nghị các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam.
Các đơn vị tuyên truyền về các dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền; đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời. Đồng thời cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác và cung cấp các khuyến cáo, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Tình hình dịch cúm thế giới cũng đang gia tăng
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh cúm mùa lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính của WHO, hằng năm có khoảng 1 tỉ trường hợp mắc bệnh, bao gồm 3 - 5 triệu ca bệnh nặng, có khoảng 290.000 - 650.000 ca tử vong.
Thời gian gần đây nhiều quốc gia thông tin về tình trạng dịch bệnh, trong đó có cúm mùa, có xu hướng gia tăng. Mới nhất, tại Hàn Quốc số ca mắc cúm tăng nhanh khiến các bệnh viện nhi và bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng trên khắp Hàn Quốc rơi vào quá tải. Tuần trước, số bệnh nhân mắc vi rút cúm tại Hàn Quốc đã chạm mức cao nhất trong vòng tám năm qua. Dự kiến số bệnh nhân mắc vi rút cúm sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/cum-mua-tang-nhanh-dip-can-tet-a148153.html