Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục xin hưởng khoan hồng đặc biệt

Bị đề nghị 12-13 năm tù với cáo buộc nhận hối lộ 25 tỉ, cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục mong tòa xem xét bối cảnh phạm tội và cho hưởng chính sách “khoan hồng đặc biệt".

Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục xin hưởng khoan hồng đặc biệt - Ảnh 1.

Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam xin tòa giảm nhẹ hình phạt - Ảnh: GIANG LONG

Chiều 15-1, phiên tòa xét xử cựu chủ tịch hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (

Luật sư trình bày quan điểm bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: GIANG LONG

Theo lời khai của cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2017 giá bột giấy tăng 30%, phí vận chuyển tăng, ông chấp thuận hai công ty này tham gia thầu vì có nhiều năm cung cấp giấy và "mong muốn in sách sớm, giảm chi phí".

Trong năm học đó, Nhà xuất bản Giáo Dục in hơn 100 triệu bản sách giáo khoa mới, đơn giá 179.000 đồng/bộ, trong khi giá của công ty xã hội hóa tới 199.000 đồng/bộ, so sánh thì sách của Nhà xuất bản Giáo Dục rẻ hơn 11%, lời khai của ông Thái tại tòa.

Ông còn trình bày trong nhiệm kỳ làm chủ tịch có nhiều đóng góp đưa nhà xuất bản "phát triển vượt bậc", tạo nhiều việc làm, đưa kết quả

Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa - Ảnh: GIANG LONG

Cùng bị cáo buộc đưa hối lộ, bà Tô Mỹ Ngọc (cựu chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng) bị đề nghị 5-6 năm tù. Bà có đơn xin xét xử vắng mặt và được tòa chấp thuận.

Bào chữa cho bà Ngọc, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang đưa ra quan điểm bào chữa cho rằng việc công ty trúng thầu không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bị cáo đưa tiền cho ông Thái mà "nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực, uy tín, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh của công ty".

"Thực tế cũng đã chứng minh Công ty Phùng Vĩnh Hưng đã cung cấp cho Nhà xuất bản Giáo Dục loại giấy chất lượng tốt nhất, giá cạnh tranh nhất, mang lại lợi ích tối ưu nhất cho nhà xuất bản.

Về việc bị cáo Ngọc đưa 20 tỉ đồng cho ông Thái, luật sư cho rằng về bản chất là có mục đích cảm ơn vì đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty được tham gia đấu thầu, thanh lý và quyết toán hợp đồng.

Hành vi đưa tiền này không phải là lý do chính và duy nhất để Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu", luật sư nêu quan điểm bào chữa.

Luật sư cho hay bà Ngọc đã nộp 19 tỉ đồng để đảm bảo cho các nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự trong vụ án. Luật sư đề nghị tòa xem xét tuyên trả lại cho bị cáo và gia đình khoản tiền nộp dư.

Trước đó trong phần luận tội, đại diện viện kiểm sát cho rằng hành vi của bà Ngọc gây thiệt hại hơn 6 tỉ đồng cho Nhà xuất bản Giáo Dục.

Viện kiểm sát ghi nhận bà Ngọc đã nộp khắc phục 19 tỉ đồng, gồm khắc phục hậu quả và tự nguyện nộp sung công quỹ.

Theo nguyện vọng của bị cáo này, do có hai con nhỏ trong đó một cháu bị tự kỷ, bản thân đang điều trị u xơ tử cung, nên viện kiểm sát đề nghị tòa xem xét trả lại cho bà Ngọc 8,9 tỉ đồng nộp khắc phục thừa.

Cựu chủ tịch NXB Giáo Dục nói ‘bài học lớn nhất trong đời’ xin hưởng khoan hồng đặc biệt - Ảnh 4.Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục bị đề nghị 12-13 năm tù

Viện kiểm sát cáo buộc cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục lợi dụng chức vụ trục lợi, nhận hối lộ 25 tỉ đồng giúp doanh nghiệp trúng thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa trong 6 năm, đề nghị mức án 12-13 năm tù.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/cuu-chu-tich-nha-xuat-ban-giao-duc-xin-huong-khoan-hong-dac-biet-a148246.html