Mô hình trường tiên tiến - hội nhập quốc tế của TP.HCM có tồn tại?

UBND TP.HCM vừa có quyết định bãi bỏ quy định về tiêu chí công nhận "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" (sau đây gọi tắt là trường tiên tiến - PV). Như vậy, những trường đang thực hiện mô hình này sẽ như thế nào?

Vẫn thực hiện mô hình trường tiên tiến - hội nhập - Ảnh 1.

Một tiết học STEM của học sinh lớp 6/4 Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10, TP.HCM. Đây là một trong số các trường đang thực hiện mô hình trường tiên tiến - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết: "Năm học 2006 - 2007, Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 được chọn thực hiện thí điểm mô hình trường tiên tiến.

Vẫn thực hiện mô hình trường tiên tiến - hội nhập - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Sau đó, UBND TP.HCM đã cho phép mở rộng việc thực hiện mô hình này ra nhiều trường và nhiều cấp học. Năm 2022, UBND TP đã ban hành quyết định số 07 quy định về tiêu chí công nhận trường thực hiện chương trình chất lượng cao "Trường tiên tiến,

Một tiết học STEM của học sinh lớp 6/4 Trường THCS Nguyễn Văn Tố Q10. TP.HCM. Ảnh: NHƯ HÙNG

* Mô hình tiên tiến - hội nhập ở TP.HCM đã trải qua một hành trình dài từ khi thí điểm cho đến nay. Ông có nhận định ra sao về hiệu quả giáo dục cũng như những mặt được - chưa được của mô hình này?

- Tính đến nay chương trình chất lượng cao "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" đã được triển khai chính thức tại TP.HCM hơn 10 năm. Trên thực tế, mô hình này đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Trong đó điểm nổi bật và cũng là điểm thể hiện rõ nhất là các trường đang thực hiện chủ động và hiệu quả chủ trương hội nhập quốc tế. Cụ thể là việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, dạy học tích hợp, là thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, hợp tác quốc tế về giáo dục, văn hóa, học thuật... với các trường ở nước ngoài.

Không chỉ học sinh mà giáo viên ở các trường tiên tiến cũng có nhiều cơ hội nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, năng lực dạy các môn học bằng tiếng Anh. Đây chính là tiền đề đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Ngoài ra, trường tiên tiến còn giúp đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ, đẩy mạnh cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện để một số cơ sở giáo dục có điều kiện trở thành nhân tố tiên phong trong quá trình xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Mặt khác, các trường tiên tiến nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phụ huynh và học sinh. Số lượng học sinh đăng ký vào học ngày càng tăng khiến nhiều trường không thể đáp ứng hết nhu cầu. Thậm chí một số trường THCS phải tổ chức khảo sát để tuyển sinh lớp 6 vì số lượng học sinh dự tuyển cao hơn nhiều so với chỉ tiêu.

Vẫn thực hiện mô hình trường tiên tiến - hội nhập - Ảnh 4.

Một tiết học môn toán của cô trò lớp 9 Trường THCS Tần Quốc Toản 1 TP.Thủ Đức TP.HCM tại thư viện của trường. Ảnh: NHƯ HÙNG

* Mô hình trường tiên tiến là của riêng TP.HCM. Vậy TP.HCM có cơ sở nào để xin được tiếp tục thực hiện mô hình này hay không?

- Trong thời gian tới, Sở GD-ĐT sẽ căn cứ khoản 3 điều 9 nghị định số 84/2024/NĐ-CP ngày 10-7-2024 của Chính phủ về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TP.HCM. Cụ thể là quy định: "Xây dựng thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của TP".

Từ căn cứ trên, ngày 7-1-2025 Sở GD-ĐT đã trình UBND TP hai tờ trình gồm: tờ trình về quyết định ban hành bộ tiêu chuẩn trường thực hiện nội dung giáo dục chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế trên địa bàn TP.HCM; tờ trình thứ hai xin chủ trương của UBND TP chấp thuận cho Sở GD-ĐT chủ trì tham mưu UBND trình HĐND TP nghị quyết quy định trường thực hiện nội dung giáo dục chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế trên địa bàn TP.HCM.

Trong đó, Sở GD-ĐT đã đề xuất về điều khoản chuyển tiếp như sau: các cơ sở giáo dục đã được công nhận trường tiên tiến sẽ tiếp tục thực hiện và chủ động rà soát theo bộ tiêu chuẩn mới tương ứng với từng bậc học.

Trường hợp các cơ sở giáo dục đã được UBND TP chấp thuận chủ trương cho phép thực hiện mô hình tiên tiến nhưng chưa được công nhận thì tiếp tục thực hiện đánh giá theo bộ tiêu chuẩn mới.

Kết quả khả quan của mô hình trường tiên tiến

Hầu hết các cơ sở giáo dục thực hiện mô hình trường tiên tiến đều được địa phương dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giỏi, năng động, tích cực đổi mới.

Kết quả đào tạo ở các trường tiên tiến cũng rất khả quan, không chỉ thể hiện ở tỉ lệ học sinh khá giỏi mà các em học sinh còn rất năng động, sáng tạo, chủ động trong học tập, có nhiều thành tích về thể thao, hoạt động phong trào... Đặc biệt, học sinh trường tiên tiến phát triển nổi trội về kỹ năng mềm, kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ, tự tin trong giao tiếp, làm việc nhóm...

Vẫn thực hiện mô hình trường tiên tiến - hội nhập - Ảnh 2.Ngừng thực hiện mô hình trường tiên tiến ở trường truy thu học phí hơn 12 triệu đồng

Trường THCS Đặng Trần Côn (quận Tân Phú, TP.HCM) sẽ không thực hiện mô hình trường tiên tiến năm nay. Như vậy, việc truy thu học phí hơn 12 triệu đồng cũng không thực hiện nữa.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/mo-hinh-truong-tien-tien-hoi-nhap-quoc-te-cua-tphcm-co-ton-tai-a148340.html