Có lãng phí khi mua áo dài tiền triệu chỉ để mặc một lần?
Trước
Nhiều bạn trẻ không mặc lại áo dài lần hai. Ảnh: Tú Oanh.
"Nếu một người có thu nhập cao, sống trong môi trường nhiều người sử dụng đồ đắt tiền, có địa vị xã hội hay các sự kiện họ đến đòi hỏi sự sang trọng, bỏ vài triệu đồng mua một bộ áo dài không có gì xa xỉ. Tuy nhiên, với một người có mức lương hay điều kiện kinh tế gia đình bình thường, sẽ là lãng phí nếu chỉ mặc một lần rồi thôi. Tâm lý chung là bộ đồ nào mặc chụp ảnh rồi không muốn mặc lại nữa. Do đó, cần chi tiêu hợp lý hoặc tìm những cách để bộ đồ không bị phí phạm như bán lại hoặc cho thuê đồ", bà cửa hàng áo dài nói.
Cách xử lý áo dài sau Tết
Trên mạng xã hội có Hội trao đổi - thanh lý đồ với 32.900 thành viên. Trong đó, không ít tài khoản rao bán áo dài, kèm chú thích: "Mới mặc một lần đi chụp ảnh". Mức giá tùy theo tình trạng hiện vật và thương lượng nhưng luôn thấp hơn giá gốc, ít nhất một vài trăm nghìn đồng.
Tương tự, nhiều hội nhóm thanh lý áo dài local brand cũng hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội, đặc biệt vào những ngày cận Tết. Nhiều người dọn tủ đồ cũ để mua đồ mới. Ngược lại, không ít cô gái muốn tìm áo dài có thương hiệu với mức giá phải chăng hơn.
Các nhóm thanh lý áo dài hoạt động sôi nổi ngày cận Tết không thua kém gì tại trang bán hàng chính thức của hãng. |
Thanh Huyền (22 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, quê Yên Bái) gợi ý ngoài bán lại áo dài, còn có một cách khác là ký gửi. Có những cửa hàng chuyên làm trung gian môi giới giữa người bán và khách hàng. Người có nhu cầu bán lại đồ cũ chỉ cần trả một khoản phí nhất định cho cửa hàng và nhiệm vụ của cửa hàng ký gửi là tìm chủ nhân mới cho món đồ đó.
Bên cạnh đó, cho thuê lại cũng là phương pháp chống lãng phí áo dài hay bất kỳ trang phục nào không sử dụng nhiều. Mạng xã hội cũng có những hội nhóm cung cấp dịch vụ này như Cho thuê áo dài các Brand hót hít (Xéo Xọ/Tủ nhà Mây/Lengdeng/Ramé/Linn…) với hơn 60.500 thành viên. Hoạt động của những nhóm này tương tự nhóm thanh lý. Nếu may mắn, bên cho thuê còn có thể thu hồi được số tiền mua áo dài và có thêm tiền lời.
Gia Linh (28 tuổi, ở Hà Nội) cho biết từng thuê một bộ áo dài của thương hiệu Xéo Xọ từ một tài khoản mạng xã hội với giá 500.000 đồng. Con số này có thể mua được một chiếc áo dài có chất lượng ổn, thậm chí tốt, ở những hãng ít nổi hơn. Tuy nhiên, xét đến áo dài mới của Xéo Xọ thường có giá hàng triệu đồng, Linh chấp nhận bỏ ra số tiền trên.
Đó là những cách làm kinh tế nhất cho những tín đồ áo dài, nhưng không phải ai cũng áp dụng. Hai bộ áo dài mẹ - con của Lâm Anh bị lãng quên trong tủ quần áo, có thể một ngày sẽ đi thẳng ra thùng rác.
Những bộ đồ tầm vài trăm nghìn đồng cũng vậy. Trần Ngọc Bảo Châu (16 tuổi, ở Hà Nội) vẫn giữ lại những chiếc áo dài mặc một lần, với suy nghĩ một ngày nào đó có dịp tái sử dụng. Cho người quen hoặc quyên góp đồ cũ cho các hội nhóm từ thiện cũng được Bảo Châu nghĩ tới.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/so-phan-nhung-chiec-ao-dai-tet-mac-mot-lan-roi-thoi-a149251.html