Bệnh kỳ lạ gì khiến một người thích ăn các đồ vật không phải thức ăn?

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bệnh nhân nuốt nhiều dị vật gây thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải là thức ăn.

Bệnh gì khiến một người thích ăn các đồ vật không phải thức ăn? - Ảnh 1.

Dị vật được lấy bên trong dạ dày, đại tràng người bệnh - Ảnh: BVCC

Ăn đồ vật không phải thức ăn

Nam bệnh nhân 50 tuổi, không có người thân sống cùng và có tiền sử tâm thần phân liệt 26 năm, đang điều trị thường xuyên tại Bệnh gì khiến một người thích ăn các đồ vật không phải thức ăn? - Ảnh 2.Đề phòng dị vật nguy hiểm ở trẻ emĐỌC NGAY

Sau khi xác định nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp:

Chữa trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Nếu bệnh Pica liên quan đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn hành vi, điều trị tâm lý và/hoặc thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. 

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) thường được sử dụng để thay đổi hành vi không lành mạnh.

Bổ sung chất dinh dưỡng: Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt một số khoáng chất như sắt hoặc kẽm, có thể là yếu tố gây ra bệnh Pica. Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất có thể giúp điều trị nếu nguyên nhân là thiếu hụt dinh dưỡng.

Liệu pháp hành vi: Giúp người bệnh học cách kiểm soát các cơn thèm ăn các vật không phải thực phẩm và thay thế chúng bằng hành vi lành mạnh hơn.

Giám sát và ngăn chặn: Trong trường hợp bệnh Pica liên quan đến trẻ em hoặc người bệnh không tự kiểm soát được hành vi, cần giám sát và ngăn chặn hành động ăn vật thể lạ.

Phòng ngừa bệnh Pica

Giáo dục và nâng cao nhận thức: Đối với trẻ em, việc giáo dục và giải thích về các vật liệu nguy hiểm và không ăn được rất quan trọng. Các bậc phụ huynh hoặc người chăm sóc cần giúp trẻ hiểu về sự nguy hiểm của việc ăn các vật thể lạ.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo rằng người bệnh nhận đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Tạo môi trường an toàn: Đảm bảo môi trường sống không có các vật dụng nguy hiểm mà người bệnh có thể ăn phải. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người mắc các rối loạn phát triển, rối loạn tâm thần.

Theo dõi và can thiệp sớm: Nếu phát hiện hành vi ăn vật thể lạ, cần can thiệp sớm để tránh các vấn đề sức khỏe lâu dài và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Trường hợp người bệnh nêu trên, không có người thân sống cùng nên sẽ rất khó khăn trong việc giám sát. Trong trường hợp này, cần thiết lập kế hoạch giám sát, nếu có điều kiện thì thuê người chăm sóc, sử dụng các công nghệ giám sát (camera ở các khu vực nhà bếp, phòng ngủ...) để theo dõi các hành vi bất thường.

Nếu không, có thể liên hệ với các tổ chức cộng đồng, địa phương, tổ dân phố để hỗ trợ giám sát cho người bệnh không có người thân kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác.

Bệnh gì khiến một người thích ăn các đồ vật không phải thức ăn? - Ảnh 3.Làm sao biết con bị hóc dị vật nguy hiểm?

Mới đây, một bệnh viện nhi đã cấp cứu và điều trị cho một bé bị hóc kim băng. Trước khi nhập viện nhiều ngày, bé bị sốt, uống thuốc tại nhà nhưng không khỏi.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/benh-ky-la-gi-khien-mot-nguoi-thich-an-cac-do-vat-khong-phai-thuc-an-a149355.html