Những lưu ý khi đi du lịch nhưng muốn mang theo thực phẩm nhà làm

Đi du lịch vào dịp Tết nhưng vẫn muốn mang thực phẩm nhà làm để đảm bảo an toàn, vậy nên chọn những loại thực phẩm nào?

Đi du lịch nhưng vẫn muốn mang thực phẩm nhà làm, phải làm sao? - Ảnh 1.

Đi du lịch nhưng vẫn muốn mang thực phẩm nhà làm cần chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tránh gây ngộ độc - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Nhiều loại thực phẩm nhà làm có thể mang đi du lịch

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Chu Thị Dung (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho hay trong dịp Tết, nhiều gia đình chọn cách đi du lịch để tận hưởng kỳ nghỉ nhưng vẫn muốn duy trì thói quen Đi du lịch nhưng vẫn muốn mang thực phẩm nhà làm, phải làm sao? - Ảnh 2.Thực phẩm từ côn trùng ở VN: Vào nhà hàng dễ hơn làm snackĐỌC NGAY

Tốt nhất là nên để trong túi hút chân không hoặc túi zip có gói hút ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.

Chả, giò: giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món ăn kèm.

Khi mang đi có thể gói chặt bằng lá chuối hoặc màng bọc thực phẩm, bảo quản trong hộp kín ở nhiệt độ lạnh.

Bánh chưng, bánh tét: đây là món ăn truyền thống giàu năng lượng, dễ mang theo. Lưu ý nên để trong túi kín, nếu đã cắt bánh thì bọc kỹ từng phần bằng màng bọc thực phẩm và giữ lạnh.

Trái cây tươi: ưu điểm giàu vitamin, hỗ trợ tiêu hóa. Chọn các loại quả cứng như táo, cam, ổi hoặc trái cây sấy không đường. Chú ý đựng trong hộp thoáng khí hoặc túi lưới, tránh để bị dập.

Rau củ luộc hoặc salad: cung cấp chất xơ, tốt cho tiêu hóa, bảo quan để trong hộp kín, nếu là salad mang kèm sốt riêng để trộn khi ăn.

Thực phẩm chế biến sẵn từ nhà: Các món kho như thịt kho tàu, cá kho vì chỉ cần hâm nóng trước khi dùng.

Canh đóng túi: Canh rau củ, canh xương hoặc súp được cấp đông sẵn.

Lưu ý gì khi mang thực phẩm đi xa?

Bác sĩ Chung lưu ý khi bảo quản những loại thực phẩm trên cần đảm bảo vệ sinh: rửa tay và dụng cụ kỹ trước khi chế biến thực phẩm. Dùng hộp kín, túi zip hoặc túi hút chân không để bảo quản thực phẩm, tránh tiếp xúc với không khí.

Với dụng cụ bảo quản chọn hộp giữ nhiệt để giữ nóng thực phẩm trong vài giờ, phù hợp cho bữa ăn gần.

Túi giữ nhiệt và đá gel để giúp bảo quản lạnh thực phẩm tươi sống hoặc nấu chín trong thời gian dài. Túi hút chân không nhằm tăng thời gian bảo quản thực phẩm khô, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Chú ý, sắp xếp thực phẩm khoa học, chia thành từng phần nhỏ, vừa đủ cho mỗi bữa ăn. Đặt thực phẩm dễ hỏng ở trên cùng để dễ lấy ra và sử dụng trước.

Nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ nhiễm khuẩn thực phẩm, vi khuẩn như Salmonella, E. Coli dễ phát triển khi thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

Điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm vì thực phẩm đã hư hỏng hoặc để lâu ngày có thể sản sinh độc tố nguy hiểm.

Bên cạnh đó có thể gây mất chất dinh dưỡng do thực phẩm không được bảo quản đúng cách dễ bị oxy hóa hoặc giảm hàm lượng dinh dưỡng.

Do vậy, không mang quá nhiều thực phẩm, chỉ mang lượng thực phẩm vừa đủ, tránh lãng phí và khó bảo quản. Chọn các món ăn chế biến sẵn từ nhà, không đòi hỏi hâm nóng hoặc nấu lại.

Kiểm tra trước khi ăn, nếu thực phẩm có mùi lạ, thay đổi màu sắc hoặc kết cấu, tuyệt đối không sử dụng.

Thời gian bảo quản thực phẩm ra sao?

Bác sĩ Chung lưu ý thực phẩm tươi sống: Không nên để ngoài nhiệt độ phòng quá 2 giờ.

Thực phẩm nấu chín: Sử dụng trong vòng 4-6 giờ nếu không được bảo quản lạnh.

Thực phẩm khô: Có thể bảo quản đến vài tuần nếu được đóng gói đúng cách.

Đi du lịch nhưng vẫn muốn mang thực phẩm nhà làm, phải làm sao? - Ảnh 3.Thực phẩm 'nhà làm' sẽ phải ghi nhãn dinh dưỡng

TTO - Theo dự thảo thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất chậm nhất đến 1-1-2025 các sản phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nhung-luu-y-khi-di-du-lich-nhung-muon-mang-theo-thuc-pham-nha-lam-a149789.html