Sáng 4/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức chương trình
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy (giữa) cùng các đại biểu trồng cây ở Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thuỵ sáng 4/2.
Thay mặt Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và mỗi gia đình, cá nhân cùng chung tay tổ chức các hoạt động trồng cây xanh trên cả nước, không chỉ vào mùa Xuân mà mọi mùa trong năm, khi điều kiện thời tiết thích hợp.
Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, đất ngập nước và rừng ngập mặn không chỉ là đơn thuần là cảnh quan thiên nhiên mà còn có vai trò huyết mạch trong việc bảo vệ các cộng đồng ven biển giảm thiểu tác động của các cơn bão và lũ lụt, là nguồn lưu trữ carbon để chống lại biến đổi khí hậu và nuôi dưỡng, gìn giữ các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học phong phú.
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam chia sẻ về vai trò của rừng ngập mặn. |
"Đối với hàng triệu người dân Việt Nam, các hệ sinh thái này cần thiết cho sinh kế của họ, cung cấp thực phẩm, nguồn nước và tài nguyên cho cuộc sống bền vững. Bảo vệ các hệ sinh thái này vừa là trách nhiệm chung vừa là khoản đầu tư quan trọng cho tương lai", bà Ramla Khalidi nói.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, thiên nhiên đã tạo nên vùng đất ngập nước tại ven biển tỉnh Thái Bình, với giá trị cao về đa dạng sinh học.
Hiện tỉnh Thái Bình đã thành lập hai khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải), là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Do đó, bảo vệ và phát triển các khu vực này là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Các đại biểu tham gia trồng rừng ngập mặn. |
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết trong dịp này, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị đồng hành trao tặng Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy và người dân huyện Thái Thụy 10.000 cây xanh, gồm cây trang, cây bần.
Tại lễ phát động sáng 4/2, khoảng 1.000 cây bần chua được trồng, 9.000 cây còn lại được trồng trong những ngày tiếp theo đến trước 30/3, tùy theo điều kiện thời tiết và con nước tại đây.
Số cây xanh được trồng là những cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất ngập nước tỉnh Thái Bình, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước, phòng chống thiên tai, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đê biển, chắn sóng và tạo sinh kế bền vững cho nhân dân địa phương.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/bo-truong-loi-bun-trong-rung-ngap-man-a151238.html