Sửa đổi từng văn bản là "nhiệm vụ bất khả thi”
Tiếp tục chương trình phiên họp, chiều 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.
Theo ông Ninh, với số lượng rất lớn các văn bản nêu trên cần xem xét, xử lý trong thời gian ngắn, cấp bách như hiện nay, việc đặt ra yêu cầu sửa đổi từng văn bản trong hệ thống là nhiệm vụ “bất khả thi” và có nguy cơ dẫn đến khoảng trống pháp lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
“Do vậy, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cũng như hoạt động của bộ máy được liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh thì việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội là phù hợp với bối cảnh, yêu cầu cấp bách, cần thiết của thực tiễn hiện nay”, ông Ninh nói.
Do vậy, việc ban hành Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương theo tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”. Qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật; bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của nhà nước và toàn xã hội.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành việc xác định phạm vi điều chỉnh là tất cả cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.
Cũng có ý kiến cho rằng, khi thực hiện sắp xếp bộ máy thì số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể sẽ cao hơn so với quy định hiện hành tại các luật, nghị quyết, nghị định.
Do đó, luồng ý kiến này đề nghị bổ sung quy định về việc cho phép số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy có thể nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành. Điều này để tạo cơ sở pháp lý cho việc bố trí, sắp xếp và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. |
Trùng còn hơn bỏ sót
Tiếp thu, giải trình về đề xuất quy định số lượng cấp phó nhiều hơn quy định, Bộ trưởng Tư pháp cho biết, không nên điều chỉnh, bổ sung nội dung này trong dự thảo Nghị quyết. Bởi theo ông, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178, trong đó đã điều chỉnh số lượng lãnh đạo quản lý.
“Căn cứ quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản hướng dẫn, nên không cần thiết quy định điều này trong dự thảo Nghị quyết”, ông Ninh nói.
Phản biện thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói, số lượng cấp phó dôi dư trong sắp xếp bộ máy là đương nhiên. Với các bộ, Chính phủ đã có tờ trình
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/so-luong-cap-pho-nhieu-hon-khi-sap-xep-bo-may-la-duong-nhien-a151497.html