Bộ Công Thương: Sớm nhất năm 2031 có điện hạt nhân

TPO - Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản phát triển nguồn điện, trong đó Việt Nam có thể vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sớm nhất vào năm 2031 và muộn nhất vào năm 2035.

Đề xuất 2 kịch bản chính

Việc đưa vào vận hành

Điện năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tương lai.

Trong trường hợp này, Bộ Công Thương tính toán cần đầu tư thêm 30 GW điện mặt trời, 5,7 GW thủy điện vừa và nhỏ, 6 GW điện gió trên bờ, 12,5 GW nguồn pin tích năng, 2,7 GW nguồn nhiệt điện linh hoạt, 1,4 GW nguồn sinh khối, rác và năng lượng tái tạo khác. Ngoài ra nhập khẩu Trung Quốc tăng 3 GW, quy mô nguồn điện nhập khẩu Lào sẽ tăng từ 4,3 GW lên 6,8 GW năm 2030.

Năm 2035, nhu cầu phụ tải tăng thêm 24 GW so với Quy hoạch điện VIII, đồng thời nguồn tua bin khí hỗn hợp LNG mới tăng thêm 7 GW trong giai đoạn 2031- 2035 tại Bắc Bộ. Nguồn nhiệt điện linh hoạt tăng 3 GW so với Quy hoạch điện VIII.

Năm 2050, ngoài 4.800 MW nguồn điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Việt Nam sẽ xuất hiện thêm 5 GW điện hạt nhân tại Bắc Trung Bộ, 8,4 GW nguồn tua bin khí hỗn hợp - LNG tại Bắc Bộ. Các nguồn điện gió, điện mặt trời và pin lưu trữ tiếp tục tăng cao so với Quy hoạch điện VIII.

Như vậy, với các kịch bản trên, Việt Nam có thể vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sớm nhất vào năm 2031 và muộn nhất vào năm 2035.

3 khu vực có thể

Thủ tướng giao Tập đoàn EVN, PVN làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân
Xây nhà máy điện hạt nhân: Cần lập tổ công tác, tổ giúp việc chuyên trách giúp Ban Chỉ đạo
Xây nhà máy điện hạt nhân: Cần lập tổ công tác, tổ giúp việc chuyên trách giúp Ban Chỉ đạo
Chủ tịch Ninh Thuận có nhiệm vụ mới liên quan dự án điện hạt nhân
Chủ tịch Ninh Thuận có nhiệm vụ mới liên quan dự án điện hạt nhân

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/bo-cong-thuong-som-nhat-nam-2031-co-dien-hat-nhan-a151643.html