PGS.TS Phạm Lan Oanh - phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho biết có nhiều nguyên nhân khiến hai mùa Khởi động lễ hội chùa Ông lần 10 kéo dài 6 ngày
Năm 2023-2024, lễ hội về cơ bản được tổ chức ở quy mô nhỏ, chủ yếu là người địa phương và địa phương lân cận, nên ít phát sinh các vấn đề như mất trật tự, ăn uống chè chén, lễ hội không bị "nhiễu".
Năm nay lễ hội được phép làm to. Lễ hội xuân còn kéo dài trong gần ba tháng nữa, nên chưa thể nói trước về tình hình trật tự lễ hội.
Ngoài ra theo truyền thống, lễ hội có năm phong, năm sái. Năm phong là năm làng quê được mùa, sung túc thì lễ hội (về bản chất là để mừng mùa, vui chơi, tận hưởng thành quả lao động sản xuất) sẽ được tổ chức to. Năm sái, năm mùa màng thất bát thì được tổ chức bé.
Có nơi thì cứ 3 năm, rơi vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì mới tổ chức to chứ không phải năm nào cũng tổ chức to thu hút đông du khách thập phương.
Cho nên hai năm qua lễ hội bình yên, trật tự, ngoài lý do công tác quản lý lễ hội tốt hơn khi quy định địa phương phải chịu trách nhiệm về lễ hội ở địa phương mình thì có thể còn vì các địa phương không tổ chức lớn.
Và không thể không kể đến lý do kinh tế, theo bà Oanh. Hai năm qua, mọi hoạt động xã hội, trong đó có lễ hội, đều còn "di chứng" COVID-19.
Nhiều di tích vẫn còn "mốc meo", kinh tế không cho phép nhiều nơi tổ chức lễ hội hoành tráng, và kinh tế cũng là lý do khiến người dân hạn chế đi lễ hội vui chơi hơn.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/phai-chang-le-hoi-dang-trat-tu-hon-truoc-a151739.html