Hành vi phạm tội rất nghiêm trọng
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng
Nguyễn Danh Sơn (cựu Giám đốc Công ty Mua bán điện của Tập đoàn EVN) và Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương).
Theo cáo trạng, tại giai đoạn điều tra, một số bị can tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi, nhận thức được sai phạm nên chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả.
Cụ thể, cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nộp 1,5 tỷ đồng (toàn vụ án, ông này bị quy kết nhiều lần nhận tiền của lãnh đạo Công ty Trung Nam – Thuận Nam, tổng 1,5 tỷ đồng); bị can Nguyễn Danh Sơn, nộp 200 triệu đồng; Nguyễn Duy Khánh, cựu Cục phó Cục Thuế tỉnh Bình Phước, nộp 20 triệu đồng; Trần Văn Định, cựu Trưởng phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Bình Phước, nộp 20 triệu đồng; Phạm Quang Vinh, cựu Phó phòng Thanh tra - kiểm tra 1, Cục thuế tỉnh Bình Phước, nộp 20 triệu đồng đồng;
Trần Quốc Hùng, cựu Phó trưởng Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, nộp 10 triệu đồng; Trịnh Văn Đoàn, cựu chuyên viên phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, nộp 10 triệu đồng; Đỗ Ngọc Tuyền, cựu chuyên viên Phòng Kinh doanh mua điện, Công ty Mua bán điện thuộc EVN, nộp 30 triệu đồng.
Doanh nghiệp phải trả tiền hưởng lợi
Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, từ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của bị can Hoàng Quốc Vượng và Phương Hoàng Kim, nên 2 dự án: Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam (Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam làm chủ đầu tư) và Nhà máy điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải (Công ty Cổ phần đầu tư năng lượng tái tạo Licogi 16 Ninh Thuận làm chủ đầu tư), được hưởng giá điện ưu đãi.
Việc này dẫn đến, từ ngày 6/7/2020 - 30/6/2024, Tập đoàn EVN thanh toán mức giá 9,35 UScents/kWh cho Dự án Nhà máy Điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải với tổng số tiền hơn 412 tỷ đồng, số tiền chênh lệch cao hơn so với mức giá 7,09 Uscents/kWh là hơn 99 tỷ đồng; từ ngày 1/10/2020 - 30/9/2023, thanh toán mức giá tương tự 9,35 UScents/kWh cho Dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam với tổng số tiền hơn 3.905 tỷ đồng, số tiền chênh lệch cao hơn so với mức giá 7,09 Uscents/kWh là 944 tỷ đồng.
![]() |
Các bị can: Trần Quốc Hùng, Trịnh Văn Đoàn, Nguyễn Hữu Khải, Đỗ Ngọc Tuyền, Trương Hoàng Dũng. |
Đối với Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 (Công ty CP Năng lượng Lộc Ninh 3 làm chủ đầu tư), cũng do hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của nhóm bị can nên dù không đủ điều kiện nhưng vẫn được cấp Giấy phép hoạt động điện lực và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) để hưởng giá điện ưu đãi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc này dẫn đến, từ tháng 12/2020 - 11/2022, Tập đoàn EVN thanh toán cho Công ty CP Năng lượng Lộc Ninh 3 số tiền hơn 749 tỷ đồng. So với giá điện thoả thuận và thanh toán thực tế cho các Nhà máy điện mặt trời chuyển tiếp bằng khung giá trần 1.184,90 đồng/kwh, thì Viện kiểm sát cho rằng, việc EVN thanh toán cho Công ty CP Năng lượng Lộc Ninh 3, có giá cao hơn là 459,1 đồng/kwh (tương đương 27,92%). Như vậy, số tiền chênh lệch là hơn 209 tỷ đồng.
Theo Viện kiểm sát, các Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam; Công ty Cổ phần đầu tư năng lượng tái tạo Licogi 16 Ninh Thuận; Công ty CP Năng lượng Lộc Ninh 3... được thanh toán số tiền điện chênh lệch không đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 579, Điều 580, Bộ luật Dân sự, cả ba doanh nghiệp phải hoàn trả số tiền hưởng lợi cho EVN
Đối với tiền thuế giá trị gia tăng hơn 145 tỷ đồng mà Cục Thuế tỉnh Bình Phước đã hoàn trả cho Công ty CP Năng Lượng Lộc Ninh 3 không đúng quy định, Viện kiểm sát cho biết đến nay, doanh nghiệp đã nộp lại đầy đủ vào ngân sách Nhà nước nên không xem xét.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/gay-thiet-hai-cho-evn-hon-1000-ty-dong-cac-bi-can-nop-khac-phuc-chua-day-2-ty-dong-a154845.html