Học sinh giơ tay hỏi ban tư vấn tại Ngày hội Tự tin vào lớp 10 do Báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 24-2 - Ảnh: DANH KHANG
Hương là học sinh của Trường THCS Thống Nhất (quận Ba Đình, Hà Nội). Em chia sẻ muốn đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) nhưng với những thay đổi năm nay, em rất lo lắng khi trường không dạy thêm.
"Nếu được Những thầy cô dạy thêm không thu phí học tròĐỌC NGAY
Hiệu trưởng một số trường THCS ở Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông cũng cho biết giải pháp trước mắt là triển khai dạy miễn phí 2 tiết/tuần/môn với học sinh lớp 9. Kinh phí cho việc này trích từ ngân sách. Nhưng mức chi không nhiều và khó kéo dài.
"Nhiều giáo viên thời điểm này rất tâm tư vì đa số giáo viên không phải những người chỉ "dạy thêm vì tiền" nhưng các trang mạng xã hội bàn tán, chê bai, lên án. Nhiều người lo lắng cho học sinh, họ sẵn sàng dạy miễn phí cho học sinh trong thời điểm ôn thi gấp rút nhưng quy định chỉ được dạy thêm 2 tiết/tuần/môn nên dù có muốn dạy miễn phí nhiều hơn cũng không được" - một hiệu trưởng cho biết.
Cô Nguyễn Thu Nga (giáo viên bộ môn toán Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình) cho biết khi không còn buổi dạy tăng cường thì chỉ có cách tập trung nâng chất lượng giờ dạy trong giờ chính khóa. Thay vì chỉ giáo viên giảng bài, cô Nga tăng cường để những học sinh có năng lực giỏi tương tác, trao đổi bài với học sinh có lực học còn đuối, giúp các em chưa ổn củng cố kiến thức.
Khi soạn phiếu bài tập cho học sinh cô cũng soạn riêng phiếu cho nhóm học sinh còn đuối, chưa đảm bảo yêu cầu học tập. Còn ở phiếu chung thì cô cũng chia ba trình độ. Khi chấm phiếu bài tập, cô có thể nắm sát tình hình học tập, tiến bộ của mỗi nhóm học sinh và tiếp tục điều chỉnh khi thấy cần thiết.
Cô Phương Thảo, giáo viên dạy văn ở Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, cũng cho biết đã giao nhiệm vụ cho học sinh giúp đỡ học sinh để kiểm tra bài tập đã làm, ôn tập lại bài cũ. Cô cũng chia nhóm lớp để chữa bài, sửa lỗi sao cho sử dụng triệt để thời gian trên lớp giúp học sinh ôn tập, khắc phục các điểm yếu...
Mong có hướng dẫn cụ thể hơn
Điều mong muốn của các trường là có hướng dẫn cụ thể hơn. Thay vì chỉ kiểm tra, xử phạt, lên án các nhà trường thì cần hơn các văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể, cần các cấp quản lý tổ chức để chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích giáo viên và các nhà trường có sáng kiến, thực hiện linh hoạt hơn thông tư 29 với mục đích giúp đỡ học sinh.
Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH (vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT):
Không khống chế thời gian "học thêm" trong trường
Điều 5 thông tư 29 quy định "mỗi môn học không được tổ chức dạy thêm quá 2 tiết/tuần" nhưng không cấm học sinh "học thêm". Theo đó các nhà trường, giáo viên có thể tổ chức để học sinh tự học thêm tại trường ngoài giờ chính khóa tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của trường, không khống chế thời lượng.
Ở đây rất cần người dân nói chung và phụ huynh, học sinh và giáo viên phân biệt khái niệm "dạy thêm" và "học thêm". Việc dạy thêm trong nhà trường phải đúng đối tượng (bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt yêu cầu học tập, ôn tập cho học sinh cuối cấp), không thu tiền của người học (có thể sử dụng kinh phí từ ngân sách, các nguồn thu xã hội hóa đúng quy định) và đúng thời lượng cho phép.
Nhưng việc học thêm, có nghĩa hoạt động tự học có hướng dẫn của thầy cô tại trường, thì cần khuyến khích. Các nhà trường cần mở cửa, dành phòng học, thư viện để học sinh đến tự học.
Hiện nay do việc dạy thêm tràn lan và kéo dài nên học sinh ít năng lực tự học, lệ thuộc nhiều vào "lớp dạy thêm". Một số thầy cô mới chỉ quan tâm đến việc giảng dạy mà chưa thực sự quan tâm tới việc hướng dẫn cho học sinh tự học, giao việc cho học sinh về nhà tự học, tự làm, thực hành. Từ quy định mới về dạy thêm, học thêm, việc dạy và học cũng dần phải thay đổi.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/hoc-sinh-cuoi-cap-lo-lang-vi-khong-duoc-hoc-them-a155129.html