Giải mã lại Chú Hỏa - Đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 9: 'Nhà chú Hỏa' - một phần lịch sử Sài Gòn

Vị trí hội sở Công ty Bất động sản Hui Bon Hoa (SIHBH) nguyên thuộc thửa số 52 tờ bản đồ 1 khu A TP Sài Gòn, sau năm 1930 ghi thành lô 39 trang 8 bộ địa chính Saigon - Catinat.

chú hỏa - Ảnh 1.

Một góc Sài Gòn tháng 5-1929, thấy rõ ba tòa kiến trúc lớn của Nhà chú Hỏa - Ảnh: C.A.F. (hay Fernand Robbe)

Ngày nay đây là tòa nhà 2 của khu

Một góc Sài Gòn nhìn thấy khu Nhà Chú Hỏa mới chỉ có một tòa lớn là Hội sở của SIHBH (rìa trái ảnh) - Ảnh chụp bởi Hàng không Quân sự Đông Dương, nguồn Thư viện số, Đại học Côte d’Azur, Nice

Đặc biệt ấn phẩm xuất bản tháng 5-1929, The opening of Aerial Tourism in Indochina (Khai trương du lịch đường không ở Đông Dương), có in ảnh được ghi "Ảnh chụp bởi Compagnie Aérienne Française" cho thấy toàn cảnh khu nhà. 

Vì thế có thể khẳng định rằng cả ba tòa nhà phải được xây xong trước thời điểm đó. Sau này có người ghi rằng ảnh đã được chụp bởi Leon Ropion nhưng thực tế thì ảnh phải được chụp bởi ông Fernand Robbe, giám đốc C.A.F., khi ông ở trên các chuyến bay thử nghiệm tuyến du lịch hàng không (kiêm vận chuyển thư tín) bằng chiếc thủy phi cơ Schreck FBA của công ty cùng phi công của mình là Tixier.

Tờ L'Écho annamite ngày 8-2-1927 có đăng tin về việc

Tòa nhà 3 ngày nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - Ảnh: NGUYÊN HÀ

Song hành sự phát triển trung tâm Sài Gòn - TP.HCM

Khu đất mà cụm công trình Nhà chú Hỏa tọa lạc trước kia là một phần của đầm lầy Boresse. Một bản đồ Sài Gòn năm 1900 đã vẽ đủ các trục đường giao thông tại khu vực ấy và thể hiện cả một số kiến trúc bám theo mặt đường, tuy nhiên vẫn thể hiện phần bên trong các ô tứ giác (tạo bởi bốn trục đường) là vùng ngập nước.

Theo Tainturier trong sách Saigon - Ba thế kỷ phát triển và xây dựng, dù quy hoạch phát triển đã có từ lâu nhưng phải đến giai đoạn 1911-1917 việc san nền và thoát nước toàn khu vực mới hoàn tất. 

Nhà Hui Bon Hoa thì vốn đã xin san lấp những phần thuộc sở hữu của mình từ rất lâu trước đó. Tháng 10-1925, họ xin lắp đặt đường ống nước thải theo các tuyến đường nay là Nguyễn Thái Bình, Phó Đức Chính, Ký Con, Calmette và Nguyễn Công Trứ. Các khu cư xá của họ xây dựng đã bám theo những trục lộ ấy.

Giải mã lại Chú Hỏa - Đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 9: 'Nhà chú Hỏa' - một phần lịch sử Sài Gòn - Ảnh 4.

Tiền sảnh Tòa nhà 1, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ảnh : NGUYÊN HÀ

Ở góc độ công trình, tuy chỉ là cụm dinh thự kèm hội sở công ty tư nhân, khu Nhà chú Hỏa có quy mô nổi bật trong khu vực và thậm chí có phần vượt trội so với một vài công thự gần đó, ví dụ như Sở Thiết lộ (Hỏa xa). 

Cùng với sự hình thành của khu thương mại dịch vụ xung quanh các đầu mối giao thông là ga đường sắt và tuyến kênh Bến Nghé, kề cận các trục đại lộ chính nối kết Sài Gòn - Chợ Lớn cùng đầu mối thương mại là chợ mới Bến Thành, khu nhà với các công trình mang thiết kế riêng ấy đã là một địa chỉ luôn được chú ý, mang tính đại diện và đáng nhớ.

Có nhiều ghi nhận rằng sau năm 1954 phần lớn người nhà Hui Bon Hoa đã chuyển ra sinh sống ở nước ngoài. Theo Chen Bichun thì đến quãng những năm 1975, ông Huỳnh Khánh Mi là người đại diện có thẩm quyền nhất cho nhà Hui Bon Hoa còn ở Việt Nam.

Các công trình dinh thự của gia tộc không có sự thay đổi đáng kể nào, vẫn giữ được hình ảnh như là tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử...

----------------------------

Lập nghiệp Sài Gòn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có sự giao thoa văn minh phương Đông và phương Tây, các thế hệ nhà Hui Bon Hoa luôn ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa bản tộc mình.

Kỳ tới: Giá trị kiến trúc - nghệ thuật Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Giải mã lại Chú Hỏa - Đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 9:  - Ảnh 3.Giải mã lại Chú Hỏa - Đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 8: Chú Hỏa Huỳnh Trọng Bình

Tang Phien - Huỳnh Trọng Bình sinh ngày 12-8-1893 tại Sài Gòn.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/giai-ma-lai-chu-hoa-dai-gia-lung-lay-sai-gon-ky-9-nha-chu-hoa-mot-phan-lich-su-sai-gon-a161015.html