Tinh gọn bộ máy sẽ giúp hạn chế, kéo giảm các hành vi tham nhũng, tiêu cực

TPO - "Chúng ta đang làm một việc quan trọng - tiền đề để nâng lương cho cán bộ, công chức, là việc tinh gọn bộ máy. Bộ máy khi tinh gọn lại thì mức lương trả cho cán bộ, công chức sẽ rất cao", Đại tá, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an Phan Văn Bé nói, đồng thời cho rằng, khi đó sẽ kéo giảm, hạn chế các hành vi tham nhũng, tiêu cực. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân tổ chức Hội thảo khoa với chủ đề: “

Đại tá Phan Văn Bé, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an. Ảnh: PV.

Tham luận tại hội thảo, Đại tá Phan Văn Bé, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an nhấn mạnh, cần phải thực hiện giáo dục liêm chính ngay từ môi trường học đường.

"Việc sao chép một đoạn luận văn, một tác phẩm của người khác cũng đã là mầm mống của tham nhũng. Cần giáo dục các hành vi trung thực trong nhà trường", ông Bé nói.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an cũng nêu, như đặc trưng của học viên ngành cảnh sát, an ninh, thì tinh thông nghiệp vụ, giỏi pháp luật là quan trọng, nhưng cái gốc vẫn là đạo đức như lời Bác Hồ từng dạy.

Nêu thêm về một số giải pháp đặt ra, theo ông Bé, hiện nay, chúng ta đang bàn giải pháp nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức để họ "không muốn, không cần tham nhũng", nhưng vấn đề đặt ra là lấy nguồn tiền từ đâu để nâng lương, nâng thu nhập cho cán bộ, công chức.

"Chúng ta đang làm một việc quan trọng, là tiền đề để nâng lương cho cán bộ, công chức, là việc tinh gọn bộ máy. Bộ máy khi tinh gọn thì mức lương trả cho cán bộ, công chức sẽ rất cao", ông Bé nói, đồng thời cho rằng, khi đó sẽ kéo giảm các hành vi tham nhũng.

Đại tá Phan Văn Bé cũng nói về giải pháp xây dựng thể chế, hệ thống quy định của pháp luật chặt chẽ để thực hiện quan điểm "không thể tham nhũng". Trong ngành Công an, theo ông Bé, thời gian qua đã áp dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ trên môi trường số, từ thủ tục xuất nhập cảnh, căn cước công dân, tuần tra kiểm soát giao thông... dẫn tới hạn chế các hành vi tiêu cực. "Ví dụ như trường hợp vi phạm nồng độ cồn, thông tin vi phạm kết nối trực tiếp vào hệ thống, không thể xin được, cũng không thể bỏ qua vi phạm", ông Bé nói.

Một giải pháp quan trọng khác, theo ông Bé, phải có "thể chế quản lý tài sản, thu nhập". Tuy nhiên, ông Bé phân tích, nếu chỉ quản lý tài sản của cán bộ, công chức sẽ không hiệu quả, vì họ còn có người nhà, có con cái, bố mẹ, người thân có thể đứng tên thay.

"Giải pháp là quản lý tài sản toàn xã hội. Sắp tới có thể có dữ liệu quốc gia về đất đai, về tài sản, thu nhập... ", ông Bé nói. Theo ông Bé, "minh bạch hóa toàn bộ tài sản xã hội thì lúc đó cơ hội phòng, chống tham nhũng mới thành công được".

Ông Bé ví dụ, quy định mọi doanh nghiệp, pháp nhân phải trả lương qua tài khoản, mọi nguồn thu nhập đều trả qua tài khoản thì sẽ quản lý được. Thêm vào đó, quản lý chặt chẽ, số hóa dữ liệu về đất đai, bất động sản... thì "người ta không muốn tham nhũng nữa, bởi tham nhũng cũng không biết đưa tiền đi đâu".

Kết luận của Bộ Chính trị về việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản
Có 4 trường hợp bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực
Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản
Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/tinh-gon-bo-may-se-giup-han-che-keo-giam-cac-hanh-vi-tham-nhung-tieu-cuc-a161084.html