Học sinh đến Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tìm hiểu thông tin ngành tuyển sinh của trường - Ảnh: N.T.
Trước hết, cần khẳng định số trường đại học chuyên đào tạo kinh tế không nhiều bằng các trường khối kỹ thuật - công nghệ. Tuy nhiên, tỉ lệ tuyển sinh lại có chiều hướng trái ngược.
Kinh tế tuyển sinh áp đảo
Thống kê tuyển sinh năm 2024 cho thấy lĩnh vực
Dữ liệu: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đồ họa: MINH GIẢNG
Theo danh mục ngành đào tạo năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lĩnh vực kinh doanh quản lý chỉ có 18 ngành đào tạo, tuyển 25% tổng số thí sinh trúng tuyển.
Máy tính và
Tỉ lệ thí sinh trúng tuyển theo từng nhóm ngành năm 2024 - Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việc chọn ngành học, trường học của thí sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, thí sinh chọn học kinh tế, kỹ thuật hay công nghệ là quyết định cá nhân và không được bàn đến trong khuôn khổ bài viết này.
Ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến việc có quá nhiều trường đại học tuyển sinh ngành kinh tế, trong đó có các trường chuyên về kỹ thuật công nghệ. Thống kê sơ bộ cho thấy ngoại trừ các trường khối ngành sức khỏe, sư phạm, văn hóa - thể thao, hầu hết các trường đại học hiện nay ít nhiều đều tuyển sinh các ngành kinh tế.
Tại Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải, bên cạnh các ngành kỹ thuật công nghệ liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải còn có rất nhiều ngành thuộc lĩnh vực kinh tế như quản trị kinh doanh, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, kế toán, kinh doanh quốc tế, marketing.
Tương tự, Trường đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ tuyển khá nhiều ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh. Một đại học nổi tiếng khối kỹ thuật công nghệ khác là
Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC
Trường đại học Điện lực cũng có các ngành kinh tế: tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, thương mại điện tử, marketing. Số ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh quản lý chiếm 40% tổng số ngành tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.
Các trường đại học như Mỏ địa chất, Thủy lợi, Giao thông vận tải, Học viện Hàng không Việt Nam… vốn là các trường đào tạo lĩnh vực chuyên sâu về kỹ thuật và công nghệ nhưng hiện nay cũng đào tạo rất nhiều ngành kinh tế, dịch vụ.
Dĩ nhiên các ngành khối công nghệ và kỹ thuật vẫn chiếm phần lớn ngành đào tạo của trường nhưng nhiều ngành kinh tế khác như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán… cũng được các trường tuyển sinh.
Trong số 6 trường sư phạm kỹ thuật, chỉ có Trường đại học Sư phạm kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) không tuyển sinh các ngành kinh doanh quản lý. Các trường còn lại đều tuyển sinh các ngành kinh tế.
Trong đó, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có số lượng ngành kinh tế nhiều nhất. Các ngành trường tuyển sinh gồm quản trị kinh doanh, kế toán, kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử.
Các trường khối nông lâm nghiệp, tài nguyên môi trường thì việc lấn sân đào tạo kinh tế còn bạt ngàn hơn, thậm chí số ngành kinh tế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường đại học Lâm nghiệp lên đến gần chục ngành.
Ở chiều ngược lại, một số trường đại học chuyên lĩnh vực kinh tế lấn sân đào tạo các ngành công nghệ nhưng số lượng ngành không nhiều.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/khoi-nganh-kinh-te-tuyen-sinh-ap-dao-ky-thuat-cong-nghe-vi-sao-a161943.html