NSND Bành Bắc Hải - Ảnh: Facebook Bành Bắc Hải
Thông tin được bà Bành Mai Phương, chị họ nghệ sĩ Bành Bắc Hải chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ngày 6-4.
Nghệ sĩ Bành Bắc Hải qua đời vào lúc 4h15 ngày 5-4 sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, hưởng họ 65 tuổi.
Người làm âm thanh hiếm hoi được phong Nghệ sĩ nhân dân
Bất ngờ trước tin nghệ sĩ Bành Bắc Hải qua đời, đạo diễn Đặng Nhật Minh cho biết ông rất buồn về sự ra đi sớm của một người hiền và tài của làng điện ảnh.
Từng làm với nghệ sĩ Bành Bắc Hải phim Đừng đốt, ông Đặng Nhật Minh rất ấn tượng về tài năng và niềm đam mê, trách nhiệm với công việc của nghệ sĩ Bành Bắc Hải.
"Anh thạo âm thanh lắm, thu thanh rất giỏi... Anh là một nghệ sĩ thực thụ. Có lẽ hàng ngũ những người làm thu thanh trong làng
Nghệ sĩ Bành Bắc Hải nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2016, nghệ sĩ thu thanh hiếm hoi được phong danh hiệu này - Ảnh: Facebook Bành Bắc Hải
Bành Bắc Hải và những bộ phim cách mạng
Sinh thời, nghệ sĩ Bành Bắc Hải từng chia sẻ về lý do anh theo nghề làm âm thanh cho phim. Một lần, ông đi theo bố (nhà biên kịch Bành Châu) đến chơi nhà những người làm thu âm cho phim chuyện, được nghe các bản thu âm thì ông rất thích.
Lần ấy ông được nghe bản thu âm của Quan Âm Thị Kính và bản thu âm quan họ Bắc Ninh trong phim Đến hẹn lại lên, ông hỏi bố làm thế nào có thể thu được những âm thanh như thế.
Nghe bố bảo phải có nghề mới làm được, thì từ đó Bành Bắc Hải đã nghĩ tới một nghề mà ông muốn theo đuổi. Tốt nghiệp phổ thông, đạt điểm đi học nước ngoài, Bành Bắc Hải đã xin đi học nghề âm thanh tại Liên Xô.
Về Hãng phim truyện Việt Nam, bộ phim đầu tiên mà ông làm âm thanh là một bộ phim về chiến tranh, phim Trừng phạt (1984). Kể từ đó, những bộ phim về chiến tranh ở Hàng phim truyện Việt Nam đều do Bành Bắc Hải làm, dù ông làm chính hay làm trợ lý.
Không tham gia chiến tranh, nhưng ông có ký ức sâu đậm về sự tàn khốc của chiến tranh qua những trải nghiệm về bom B52 năm 1972 ở Hà Nội thời thơ ấu.
Với tài năng và niềm say mê với nghề, Bành Bắc Hải đã góp công làm nên thành công của nhiều bộ phim điện ảnh cách mạng tại Hãng phim truyện Việt Nam như Giải phóng Sài Gòn, Ký ức Điện Biên, Đừng đốt, Mùi cỏ cháy...
Trong một video chia sẻ lúc sinh thời, ông bảo, ông muốn khắc họa người chiến sĩ cách mạng Việt Nam chân thực mà vẫn đầy chất thơ.
Có những bộ phim ông lựa chọn làm âm thanh cho thấy sự hùng tráng, như phim Giải phóng Sài Gòn, nhưng cũng có những bộ phim như Đừng đốt, ông chọn âm thanh "giống như một bài thơ".
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/dao-dien-am-thanh-banh-bac-hai-qua-doi-a162794.html